Câu hỏi:
30/10/2024 46Tìm đọc sách báo viết về những thầy thuốc nổi tiếng của Việt Nam.
- Tên sách báo: ...................................................................................................................
- Thầy thuốc trong sách báo em đã đọc là ai? Thầy thuốc đó có đóng góp gì cho nền y học Việt Nam?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
* Danh y Hải Thượng Lãn Ông
- Tên sách báo: Danh y Hải Thượng Lãn Ông
- Tên thầy thuốc: Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác (1720 – 1791). Ông sinh ra tại thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học: Ông nội, các chú các bác đều đỗ Tiến sĩ và làm quan trong triều. Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông. Ông là người con thứ 7 nên còn được gọi với tên là cậu Chiêu Bảy.
+ Những đóng góp: Ông là nhà Y học lớn, nhà Văn hóa lớn của nước ta, là tác giả của pho sách trứ danh Lãn Ông Tâm Lĩnh hay Hải Thượng y tông Tâm Lĩnh. gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng. Phần quan trọng nữa của bộ sách phản ánh sự nghiệp văn học và tư tưởng của Hải Thượng Lãn ông. Sự nghiệp Y học của Hải Thượng Lãn Ông đã góp phần to lớn xây dựng nền Y học dân tộc nước nhà, nên được suy tôn là Đại y tôn Việt Nam.
* Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch:
- Tên sách báo: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch
- Tên thầy thuốc: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (1909 - 1968), sinh ra tại Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Năm 1928, ông là sinh viên Trường đại học Y khoa Hà Nội. Năm 1934, tốt nghiệp Bác sĩ y khoa tại Pháp. Sau hai năm, ông trở về Sài Gòn, mở phòng khám và bệnh viện tư chuyên chữa bệnh lao và bệnh phổi.
- Những đóng góp: Công lao của ông đối với ngành y tế miền Nam thật là to lớn. Hơn ai hết, ông quan tâm đến chiến trường miền Nam, ngay từ sau năm 1955, ông đã tập hợp cán bộ miền Nam, phần lớn là y tá, để bổ túc thành y sĩ rồi bác sĩ, cũng như bổ túc dược tá thành dược sĩ trung học, rồi dược sĩ đại học và cử đi vào chiến trường.
+ Là người sáng lập Viện Chống lao Trung ương. Đã chỉ đạo nhiều công trình nghiên cứu về phòng lao (BCG chết), chữa lao (kích sinh chất filatop, subtilis) cũng như nhiều bệnh phổi (viêm phế quản mạn, bụi phổi, nấm phổi, kí sinh trùng phổi, vv.), đặt nền móng cho hình thành chuyên khoa lao và các bệnh phổi ở Việt Nam. Xây dựng mạng lưới y tế Việt Nam, tổ chức y tế cơ sở làm tiền đề cho triển khai đường lối chăm sóc sức khỏe ban đầu sau này. Được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh (1996).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Từ lạnh trong mỗi câu dưới đây được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Đánh dấu vào tô thích hợp.
Câu |
Nghĩa gốc |
Nghĩa chuyển |
a. Anh ấy là người có trái tim nóng và cái đầu lạnh. |
|
|
b. Mùa đông nước Nga rất lạnh và thường có tuyết rơi. |
|
|
c. Chứng kiến vụ tai nạn, ai nấy lạnh cả người. |
|
|
Câu 2:
Khoanh vào từ không đồng nghĩa với những từ còn lại trong mỗi dãy từ sau:
a. nhân dân, đồng bào, bạn bè, quốc dân
b. dũng cảm, liều lĩnh, gan dạ, can đảm
c. tổ quốc, non sông, nhà nước, đất nước
Câu 3:
Đọc bài thơ ở bài tập 3 (SHS Tiếng Việt 5, tập hai, trang 99) và thực hiện yêu cầu.
a. Xếp các từ in đậm vào cột thích hợp.
Từ |
Nghĩa gốc |
Nghĩa chuyển |
Không có chân có cánh |
|
|
Mà lại gọi: con sông? |
|
|
Không có lá có cành |
|
|
Lại gọi là: ngọn gió? (Xuân Quỳnh) |
|
|
b. Đặt một câu có từ in đậm được sử dụng với nghĩa chuyển.
M: Rừng là lá phổi xanh của trái đất.
Câu 4:
Dựa vào các ý đã tìm ở trang 70 – 71, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.
Câu 5:
Nối từ ăn trong mỗi nhóm với nghĩa phù hợp.
A |
|
B |
Ăn xăng, ăn dầu |
|
Tự cho thức ăn vào cơ thể |
Ăn cơm, ăn cỏ |
|
Ăn uống nhân dịp gì đó |
Ăn cưới, ăn cỗ |
|
(Máy móc, xe cộ) tốn nhiều nhiên liệu khi hoạt động |
Câu 6:
Đọc soát đoạn văn em đã viết, đánh dấu vào những yêu cầu mà bài làm của em đã đạt được.
Tiêu chí rà soát bài viết |
Ý kiến của em |
||
Có |
Không |
||
Bố cục |
Đoạn văn có đầy đủ 3 phần không? |
|
|
Phần mở đoạn có nêu được ý kiến tán thành rõ ràng không? |
|||
Lí lẽ và dẫn chứng có được sắp xếp hợp lí không? |
|||
Nội dung |
Có nêu được lí do vì sao tán thành ý kiến không? |
|
|
Dẫn chứng có làm sáng rõ cho lí do không? |
|||
Diễn đạt |
Có mắc lỗi dùng từ không? |
|
|
Có mắc lỗi viết câu không? |
|||
Có sử dụng được một số từ ngữ thể hiện ý kiến tán thành không? (chẳng hạn: tán thành, ủng hộ quan điểm, hoàn toàn đồng ý, rất xác đáng, hoàn toàn đồng tình,…) để nêu ý kiến tán thành không? |
về câu hỏi!