Câu hỏi:
09/11/2024 237Một hỗn hợp kim loại gồm bạc, sắt và kẽm. Dung dịch nào sau đây có thể dùng để loại bỏ sắt và kẽm trong hỗn hợp nêú với mục đích thu được bạc?
A. Dung dịch CuSO4. B. Dung dịch FeCl2.
C. Dung dịch ZnSO4. D. Dung dịch HCl.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
HCl phản ứng với sắt và kẽm, không phản ứng với bạc.
PTHH:
Fe + 2HCl →FeCl2 + H2
Zn + 2HCl →ZnCl2 + H2.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy aluminium oxide với các điện cực làm bằng than chì, sử dụng cryolite (Na3AlF6) nóng chảy làm xúc tác.
a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng có thể xảy ra trong quá trình sản xuất nhôm.
b) Tính lượng quặng bauxite (chứa 80% Al2O3) và lượng than chì cần dùng để sản xuất 2,7 tấn nhôm. Giả sử hiệu suất chế biến quặng và quá trình điện phân là 100%; khí thoát ra tại anode gồm 10% O2; 10% CO và 80% CO2 về thể tích.
Câu 2:
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A gồm CuO, Fe2O3, Mg vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X, thu được kết tủa Y. Lọc để lấy kết tủa Y, nung trong không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Z. Dẫn khí CO dư qua chất rắn Z (nung nóng). Sau khi phản ứng hoàn toàn, chất rắn thu được gồm những chất nào? Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có).
Câu 3:
Nguyên tắc tách kim loại là
A. khử ion kim loại.
B. oxi hóa ion kim loại thành nguyên tử.
C. khử nguyên tử kim loại thành ion.
D. oxi hóa nguyên tử kim loại thành ion.
Câu 4:
Cho luồng khí CO dư qua hỗn hợp các oxide CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn thu được gồm
A. Cu, Fe, Al, Mg.
B. Cu, FeO, Al2O3, MgO.
C. Cu, Fe, Al2O3, MgO.
D. Cu, Fe, Al, MgO.
Câu 5:
Cho các kim loại sau: K, Ba, Cu và Ag. Số kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch (với điện cực trơ) là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Zn vào dung dịch AgNO3.
(2) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(4) Dẫn khí CO (dư) qua ống nghiệm có bột CuO, nung nóng.
Các thí nghiệm tạo thành đơn chất kim loại sau phản ứng là
A. (3) và (4). B. (1) và (2). C. (2) và (3). D. (1) và (4).
về câu hỏi!