Câu hỏi:
11/11/2024 127Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc văn bản sau:
Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: "Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu." Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn: "Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó!" Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:
“Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù.”
Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.
(Trích Truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ, truyền thuyết)
Theo em, nhân vật có liên quan đến lịch sử được nhắc đến trong đoạn trên là nhân vật nào? Nhân vật đó được kể trong hoàn cảnh đặc biệt gì?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Nhân vật có liên quan đến lịch sử được nhắc đến trong đoạn trên là nhân vật vua An Dương Vương.
- Nhân vật đó được kể trong hoàn cảnh đặc biệt: Giặc đuổi sát sau lưng, cùng đường phải cầu cứu Rùa Vàng. Rùa Vàng hiện lên kết tội Mị Châu là giặc, vua chém đầu Mị Châu rồi theo Rùa Vàng xuống biển.Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Em hãy tìm những chi tiết kì ảo trong đoạn trên, nêu tác dụng của những chi tiết kì ảo đó.
Lời giải của GV VietJack
- Những chi tiết kì ảo trong đoạn trên: Nhân vật Rùa Vàng, máu Mị Châu chảy xuống biển trai sò ăn phải hóa thành trai ngọc, An Dương Vương theo Rùa Vàng xuống biển.
- Tác dụng của những chi tiết kì ảo đó:
+ Thể hiện thái độ của nhân dân đối với nhân vật Mị Châu (bao dung, tha thứ) ; và thái độ của nhân dân đối với vua An Dương Vương (đề cao sự bất tử của nhà vua).
+ Giúp câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.Câu 3:
Mị Châu rắc lông ngỗng để Trọng Thủy (là chồng, là con trai của giặc) đuổi theo, vậy nên khi Rùa Vàng kết tội, vua An Dương Vương đã chém đầu con gái Mị Châu. Chi tiết này thể hiện nhà vua là người như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
Câu 4:
Em hãy so sánh hình ảnh Thánh Gióng bay về trời trong truyện "Thánh Gióng" và hình ảnh vua An Dương Vương đi xuống biển trong truyện "An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy".
Lời giải của GV VietJack
So sánh cách kết thúc truyện “Thánh Gióng” và kết thúc truyện “An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy” :
- Giống nhau: Cả hai nhân vật chính đều đi vào cõi bất tử của thần linh.
- Khác nhau: Thánh Gióng bay về trời trong chiến thắng; Vua An Dương Vương đi xuống biển trong chiến bại. Vậy nên hình ảnh Thánh Gióng huy hoàng, rực rỡ hơn ...Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
- Nghĩa của từ "đường cùng" trong đoạn trên: "đường cùng" có nghĩa là không còn lối đi, lối thoát nào khác.
- Từ (cụm từ) khác có nghĩa tương tự: hết đường, không còn đường thoát ...CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phần 2: Viết (5 điểm)
Em hãy đóng vai nhân vật người em kể lại một phần mà em thấy thú vị nhất trong truyện cổ tích Cây khế.
Câu 2:
Em hãy tìm những chi tiết kì ảo trong đoạn trên, nêu tác dụng của những chi tiết kì ảo đó.
Câu 3:
Mị Châu rắc lông ngỗng để Trọng Thủy (là chồng, là con trai của giặc) đuổi theo, vậy nên khi Rùa Vàng kết tội, vua An Dương Vương đã chém đầu con gái Mị Châu. Chi tiết này thể hiện nhà vua là người như thế nào?
Câu 4:
Em hãy so sánh hình ảnh Thánh Gióng bay về trời trong truyện "Thánh Gióng" và hình ảnh vua An Dương Vương đi xuống biển trong truyện "An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy".
Câu 5:
về câu hỏi!