Câu hỏi:

12/11/2024 132

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đem đủ thứ của ngon vật lạ bày lên mâm cổ mình làm để dự thi. Trong khi đó, mâm cỗ của Lang Liêu chỉ bày hai loại bánh. Vua Hùng xem lướt qua các mâm cỗ rồi dừng lại rất lâu trước những chồng bánh của Lang Liêu, tỏ vẻ thích thú. Vua cho gọi Lang Liêu đến, hỏi về các thứ bánh này. Chàng đem chuyện gặp thần trong mộng kể lại và giải thích về nguyên liệu, cách làm và ý nghĩa từng loại bánh.

          Vua Hùng nếm thử, thấy bánh ngon và có ý nghĩa bèn cho họp mọi người, lại truyền rằng: “Những chiếc bánh tròn này tượng hình Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Còn những chiếc bánh vuông tượng hình Đất, ta đặt tên là bánh chưng. Bánh có thịt mỡ, đậu xanh, lá dong…là tượng hình cầm thú, cây cỏ muôn loài,..; lá bọc ngoài, mĩ vị để trong ý nhắc người ta sống thân ái, đùm bọc nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật rất hợp ý ta. Vậy ta truyền ngôi cho con”.

Và cũng từ đó, người dân nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi. Mỗi khi tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời Đất và tổ tiên.

(Trích Bánh chưng, bánh giầy)

Người kể chuyện trong đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy?

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack
Ngôi kể: Ngôi thứ ba

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Đến ngày hẹn, những người con của vua đã mang đến những lễ vật gì?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đến ngày hẹn, những người con của vua đã mang đến những lễ vật :

- Các hoàng tử: mang của ngon vật lạ

- Lang Liêu: hai loại bánh, bánh chưng, bánh giầy

Câu 3:

Tìm thành ngữ trong câu sau và giải thích nghĩa của thành ngữ đó: Đến ngày hẹn, các hoàng tử đem đủ thứ của ngon vật lạ bày lên mâm cổ mình làm để dự thi.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Thành ngữ trong câu: của ngon vật lạ

Nghĩa của thành ngữ: chỉ những món ăn ngon, quý hiếm

Câu 4:

Theo em, câu chuyện này giải thích phong tục gì vào ngày Tết ở nước ta?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Câu chuyện này giải thích phong tục thờ cúng tổ tiên và làm bánh chưng, bánh giầy của nhân dân ta vào ngày Tết

Câu 5:

Em hãy viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

* Gợi ý nội dung:

- Bánh chưng, bánh giầy có ý nghĩa rất độc đáo: Bánh giầy là bánh hình tròn, tượng trưng cho Trời. Bánh vuông là bánh chưng tượng trưng cho Đất. Bánh có thịt mỡ, đậu xanh, lá dong…là tượng hình cầm thú, cây cỏ muôn loài,..; lá bọc ngoài, mĩ vị để trong ý nhắc người ta sống thân ái, đùm bọc nhau.

- Từ ý nghĩa của các loại bánh nhắc nhở mọi người biết quý trọng lúa gạo, biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

- Việc làm bánh chưng, bánh giầy ngày Tết cũng là một phong tục tốt đẹp của nhân dân ta.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Phần 2: Viết (5 điểm)

Em hãy đóng vai con chim Phượng Hoàng để kể lại truyện Cây khế.

Xem đáp án » 12/11/2024 80

Câu 2:

Đến ngày hẹn, những người con của vua đã mang đến những lễ vật gì?

Xem đáp án » 12/11/2024 0

Câu 3:

Tìm thành ngữ trong câu sau và giải thích nghĩa của thành ngữ đó: Đến ngày hẹn, các hoàng tử đem đủ thứ của ngon vật lạ bày lên mâm cổ mình làm để dự thi.

Xem đáp án » 12/11/2024 0

Câu 4:

Theo em, câu chuyện này giải thích phong tục gì vào ngày Tết ở nước ta?

Xem đáp án » 12/11/2024 0

Câu 5:

Em hãy viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy.

Xem đáp án » 12/11/2024 0

Bình luận


Bình luận