Câu hỏi:
12/11/2024 56Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Dù muốn hay không, hình ảnh của ta cũng luôn luôn hiện ra trong mắt “người khác”. “Người khác” có thể là cha mẹ, ông bà, anh chị em ta; là bạn thân của ta hoặc thậm chí một người còn xa lạ. Bất kể đó là ai, thì cái nhìn của họ vào ta bao giờ cũng hàm chứa một thái độ. Từ ánh mắt buồn của mẹ, cần nhạy cảm mà hiểu rằng, ta đã làm điều gì đó không phải, đã khiến mẹ phiền lòng. Từ ánh mắt nghiêm khắc của thầy cô, hãy nghĩ đến những khuyết điểm mà ta chưa nghiêm túc sửa chữa. Phải thật tinh tế, mới có thể nhận thấy rất nhiều điều từ ánh mắt người khác. Có thể là niềm tin yêu. Có thể là sự đồng cảm, sẻ chia. Có thể là sự khích lệ, cổ vũ. Có thể là nỗi hoài nghi hay trách móc...Có nhận ra thái độ của người khác, ta mới biết lời mình nói, việc mình làm hay dở đúng sai thế nào để điều chỉnh. Thông thường, tự đánh giá mình dễ rơi vào tình trạng chủ quan, sai lệch. Vì vậy, muốn hiểu mình hơn, cần chú ý thêm cái nhìn của người khác đối với mình.
(Theo Phan Huy Dũng (Chủ biên), Để làm tốt bài thi môn Ngữ văn kì thi trung học phổ thông quốc gia - phần nghị luận xã hội,
NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2016, tr. 87)
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Đoạn văn kể theo ngôi thứ mấy?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Phương thức biểu đạt: nghị luận..
- Ngôi kể: thứ ba.Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Có thể hoán đổi vị trí của hai từ nghiêm khắc và nghiêm túc ở câu sau được không? Vì sao?
Từ ánh mắt nghiêm khắc của thầy cô, hãy nghĩ đến những khuyết điểm mà ta chưa nghiêm túc sửa chữa.
Lời giải của GV VietJack
Câu 3:
Tác giả cho rằng: cái nhìn của người khác hàm chứa một thái độ. Những bằng chứng nào được sử dụng để chứng minh điều đó?
Lời giải của GV VietJack
- Cái nhìn của người khác hàm chứa một thái độ.
- Để chứng minh điều đó, tác giả dùng các bằng chứng:
+ Ánh mắt buồn của mẹ chứng tỏ con cái đã làm điều gì đó chưa phải;
+ Ánh mắt nghiêm khắc của thầy cô cho thấy học sinh chưa nghiêm túc sửa chữa khuyết điểm.Câu 4:
Có nhận ra thái độ của người khác, ta mới biết lời mình nói, việc mình làm hay dở đúng sai thế nào để điều chỉnh.
Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao? Trình bày thành một đoạn văn ngắn.
Lời giải của GV VietJack
- Câu này yêu cầu em phải bày tỏ thái độ đồng tình hay phản đối ý kiến đã nêu. Muốn thể hiện sự đồng tình hay phản đối, đều phải đưa ra lí lẽ và bằng chứng.
- Chẳng hạn: em nhất trí với ý kiến đã nêu, vì mỗi lời nói, việc làm của em đều tác động đến người khác. Tự bản thân em không biết được đầy đủ tác động đó là tốt hay xấu. Bởi thế, nhiều khi thái độ của người khác là sự phản hồi đáng tin cậy, giúp em biết lời nói và hành vi của mình là đúng hay là sai, hay hay là dở.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phần 2: Viết (5 điểm)
Hãy mượn lời một nhân vật mà em thích trong truyện cổ tích đã học để kể lại truyện cổ tích đó.
Câu 2:
Có thể hoán đổi vị trí của hai từ nghiêm khắc và nghiêm túc ở câu sau được không? Vì sao?
Từ ánh mắt nghiêm khắc của thầy cô, hãy nghĩ đến những khuyết điểm mà ta chưa nghiêm túc sửa chữa.
Câu 3:
Tác giả cho rằng: cái nhìn của người khác hàm chứa một thái độ. Những bằng chứng nào được sử dụng để chứng minh điều đó?
Câu 4:
Có nhận ra thái độ của người khác, ta mới biết lời mình nói, việc mình làm hay dở đúng sai thế nào để điều chỉnh.
Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao? Trình bày thành một đoạn văn ngắn.
về câu hỏi!