Câu hỏi:
13/11/2024 117Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Đoạn trích được trích trong văn bản: Bài học đường đời đầu tiên.
- Tác giả: Tô HoàiCâu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Em hãy xác định ngôi kể của đoạn trích? Lí giải vì sao em xác định như vậy?
Lời giải của GV VietJack
- Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ nhất.
- Người kể chuyện xưng “tôi”.Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
- Ngoại hình Dế Mèn được miêu tả qua những hình ảnh: Đôi càng mẫm bóng, vuốt cứng và nhọn hoắt, đôi cánh dài, cả người nâu bóng, đầu to, hai cái răng đen, sợi râu dài.
- Nhận xét ngoại hình Dế Mèn: Cường tráng, khỏe mạnh.Câu 4:
Chỉ ra và phân tích tác dụng của từ láy được sử dụng trong các câu sau:
- Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.
- Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi.
- Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.
Lời giải của GV VietJack
- Các từ láy: Phanh phách, hủn hoẳn, phành phạch.
- Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ đẹp cường tráng, khỏe mạnh của Dế Mèn; làm câu văn thêm hay hơn, sinh động hơn.Câu 5:
Tìm hai câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn văn trên. Cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh có tác dụng như thế nào? Em hãy viết một câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh.
Lời giải của GV VietJack
- Hai câu văn có sử dụng phép so sánh:
+ Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
+ Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh độ sắc của những chiếc vuốt, độ linh hoạt của đôi hàm răng.
+ Làm cho câu văn thêm sinh động, hấp dẫn, gợi hình, biểu cảm.
- Viết câu:
Dòng sông mềm như dải lụa.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phần 2: Viết (5 điểm)
Cuộc sống hằng ngày có nhiều trải nghiệm vui hoặc buồn, em hãy kể lại một trải nghiệm đó.
Câu 2:
Em hãy xác định ngôi kể của đoạn trích? Lí giải vì sao em xác định như vậy?
Câu 3:
Câu 4:
Chỉ ra và phân tích tác dụng của từ láy được sử dụng trong các câu sau:
- Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.
- Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi.
- Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.
Câu 5:
Tìm hai câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn văn trên. Cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh có tác dụng như thế nào? Em hãy viết một câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh.
Đề thi học kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 4)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo có đáp án (đề 13)
Đề thi học kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án (Đề 2)
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 6)
về câu hỏi!