Câu hỏi:
13/11/2024 86Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm.
Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng túi tiền.
Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì !
Người cha liền bảo:
- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
(Theo ngụ ngôn Việt Nam)
Thấy anh em không yêu thương nhau, người cha có thái độ ra sao ?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn D. Buồn phiền.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Tại sao bốn người con không ai bẻ được bó đũa?
Lời giải của GV VietJack
Chọn C. Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ.
Câu 3:
Người cha đã làm gì để răn dạy các con ?
Lời giải của GV VietJack
Chọn B. Lấy ví dụ về bó đũa.
Câu 4:
Nhận xét nào sau đây đúng với câu chuyện bó đũa ?
Lời giải của GV VietJack
Chọn B. Ca ngợi tình cảm anh em đoàn kết, thương yêu nhau.
Câu 5:
Qua câu chuyện trên, rút ra bài học mà em tâm đắc nhất?
Lời giải của GV VietJack
Qua câu chuyện em hiểu rằng phải luôn biết yêu thương, đoàn kết, che chở, yêu thương nhau như vậy mới có sức mạnh.
Câu 6:
Cách dạy con của người cha có gì đặc biệt?
Lời giải của GV VietJack
Cách dạy con của người cha rất thấm thía, không giáo điều, mắng mỏ mà để các con tự hiểu được bài học qua những sự việc trong cuộc sống.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc.
* Gợi ý:
- Mở đoạn: Giới thiệu chủ đề (nêu sự việc mà em ấn tượng)
- Thân đoạn: Phát triển chủ đề (bày tỏ tình cảm, cảm xúc về các sự việc, chi tiết, hình ảnh,...)
- Kết đoạn: Củng cố, nâng cao chủ đề (khẳng định lại hoặc mở rộng ý kiến đã nêu)
Câu 2:
Những từ in đậm trong mỗi câu sau được dùng để thay cho từ ngữ nào?
a. Nắng vàng óng. Lúa cũng vậy.
b. Cây tre này cao và thẳng, Các cây kia cũng thế.
c. Cánh đồng vàng ruộm báo hiệu một vụ mùa bội thu. Đó là thành quả lao động vất vả, “một nắng hai sương” của các cô bác nông dân.
Câu 3:
Trong những đoạn trích dưới đây, từ nào được dùng để hỏi?
a. Cốc! Cốc! Cốc!
- Ai gọi đó?
- Tôi là thỏ...
(Võ Quảng)
b. Bé nằm ngẫm nghĩ
- Nắng ngủ ở đâu?
- Nắng ngủ nhà nắng
Mai lại gặp nhau.
(Thụy Anh)
c. Mùa nào phượng vĩ
Nở đỏ rực trời
Ở khắp nơi nơi
Ve kêu ra rả?
(Câu đố)
Câu 5:
Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi.
Hạt thóc
Hạt thóc được mẹ lúa yêu thương, chiều chuộng nên rất kiêu. Thóc nói với ngô, khoai, sắn:
– Ta là hạt vàng đấy, các bạn ạ. Chẳng ai bằng ta được.
Ngô liền nói:
– Cậu ơi, tớ nghĩ cậu chỉ là hạt vàng khi ở trên cánh đồng này thôi. Còn nếu ở trong bát cơm, chắc chắn cậu sẽ bị gắp bỏ ra ngoài.
Hạt thóc nghe xong, im lặng.
(Phan Tự Gia Bách)
a. Các từ in đậm trong câu chuyện trên được dùng để làm gì?
b. Trong số các từ đó, những từ nào chỉ người nói, những từ nào chỉ người nghe?
về câu hỏi!