Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 4 có đáp án
33 người thi tuần này 4.6 161 lượt thi 9 câu hỏi 30 phút
🔥 Đề thi HOT:
Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt 5 có đáp án (Đề 14)
Đề thi Tiếng Việt 5 Cuối học kì 2 có đáp án (Đề 6)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt 5 có đáp án (Đề 15)
Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt 5 có đáp án (Đề 8)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt 5 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
SỰ DŨNG CẢM
Con đang đứng cheo leo trên hàng rào bằng kim loại, trông thật nguy hiểm. Thấy vậy mẹ cảnh báo:
- Này, đừng làm vậy. Đứng ở đó không an toàn đâu!
Và con miễn cưỡng vâng lời mẹ, leo thấp xuống một chút.
Mẹ vẫn đứng canh chừng con, nhưng rồi có một lúc nào đó, mẹ lơ đãng nhìn sang chỗ khác để ngắm ánh hoàng hôn đang buông dần xuống.
Đột nhiên, mẹ quay đầu lại để rồi hoảng hốt nhìn con té từ trên hàng rào xuống đất.
Con đứng dậy, miệng thở không ra hơi, mũi và môi dưới của con đang chảy máu. Kinh hãi, mẹ ôm chặt lấy con cố thổi vào vết thương. Con khóc vì đau đớn, còn mẹ khóc vì không thể bảo vệ được con.
Nhưng chỉ một lát sau, con lấy lại bình tĩnh. Con hít một hơi thật dài, thật dũng cảm, phủi phủi mớ đất cát bám trên cánh tay rồi tặng mẹ một nụ cười méo xệch, vẫn còn đầm đìa nước mắt.
- Mẹ ơi, con muốn lên trên đó trở lại. Và lần này, con muốn búng người lộn một vòng.
Con nói câu này mặc cho môi dưới của con đang chảy máu.
Nghe câu nói của con, không những mẹ kinh ngạc mà còn tự hào nữa. Và trước mặt mẹ không còn là đứa con gái nhỏ ba tuổi đang nhòe nhoẹt nước mắt, vừa ngã té xong đã đứng lên, tiếp tục nhảy múa, mà mẹ còn thấy một sự dũng cảm. Mẹ nhìn thấy một sự quyết tâm. Mẹ nhìn thấy một đứa con gái với phẩm chất mà mẹ không hề áp đặt lên con, một nét đặc biệt mà không ai có thể lấy đi của con.
Con gái ơi, khi mẹ đẩy vóc dáng nhỏ bé của con lên hàng rào, trong mẹ là một lời cầu nguyện, cho con và cho mẹ. Đừng bao giờ đầu hàng, con nhé!
(Sưu tầm)
Lời giải
Chọn D. Người mẹ đã cảnh báo con đừng làm như vậy, đứng ở đó không an toàn.
Lời giải
Chọn D. Xin với mẹ rằng mình muốn lên trên đó trở lại, cô bé muốn búng người lộn một vòng.
Câu 3
Người con muốn lên trên đó trở lại, muốn búng người lộn một vòng trong hoàn cảnh cơ thể như thế nào.
Người con muốn lên trên đó trở lại, muốn búng người lộn một vòng trong hoàn cảnh cơ thể như thế nào.
Lời giải
Chọn C. Vừa bị ngã, mũi và môi dưới của con đang chảy máu.
Lời giải
Chọn A. Đừng bao giờ đầu hàng, con nhé!
Lời giải
Điều mà em học được từ cô bé trong bài học đó là sự dũng cảm và quyết tâm, không bỏ cuộc khi vấp ngã cũng không sợ hãi thử thách.
Câu 6
Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp dưới đây:
a. Thấy Ngô Thì Sĩ nhà nghèo, lại hay mượn sách vào ban đêm, các bạn hỏi cậu lấy đèn dầu mà đọc. Cậu vui vẻ chỉ lên mặt trăng:
– Đã có ngọn đèn lớn, ngọn đèn vĩnh cửu kia.
(Theo Tuệ An)
b. Việt Nam tự hào về Giáo sư Tạ Quang Bửu – nhà khoa học, nhà giáo dục đa tài, uyên bác.
(Gia Huy)
c. Theo hành trình Đại Tây Dương – Thái Bình Dương, đoàn thám hiểm đã thực hiện chuyến vòng quanh thế giới bằng đường biển.
(Ngọc Quảng)
d. Trong cuốn Sống một đời tựa biển khơi, các tác giả đã vẽ nên một đại dương với vô vàn sinh vật kì thú:
– San hô có muôn hình muôn dạng.
– Cá hề và hải quỳ có màu sắc sặc sỡ.
– Tôm gõ mõ tạo ra bản hợp xướng vang động biển khơi,...
(Theo Cao Sơn)
Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp dưới đây:
a. Thấy Ngô Thì Sĩ nhà nghèo, lại hay mượn sách vào ban đêm, các bạn hỏi cậu lấy đèn dầu mà đọc. Cậu vui vẻ chỉ lên mặt trăng:
– Đã có ngọn đèn lớn, ngọn đèn vĩnh cửu kia.
(Theo Tuệ An)
b. Việt Nam tự hào về Giáo sư Tạ Quang Bửu – nhà khoa học, nhà giáo dục đa tài, uyên bác.
(Gia Huy)
c. Theo hành trình Đại Tây Dương – Thái Bình Dương, đoàn thám hiểm đã thực hiện chuyến vòng quanh thế giới bằng đường biển.
(Ngọc Quảng)
d. Trong cuốn Sống một đời tựa biển khơi, các tác giả đã vẽ nên một đại dương với vô vàn sinh vật kì thú:
– San hô có muôn hình muôn dạng.
– Cá hề và hải quỳ có màu sắc sặc sỡ.
– Tôm gõ mõ tạo ra bản hợp xướng vang động biển khơi,...
(Theo Cao Sơn)
Lời giải
Công dụng của dấu gạch ngang trong các trường hợp là:
Trường hợp a: đánh dấu lời nói của nhân vật.
Trường hợp b: đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
Trường hợp c: nối hai từ ngữ trong một liên danh.
Trường hợp d: đánh dấu phần liệt kê.
Câu 7
Cần thêm dấu gạch ngang vào những vị trí nào trong đoạn văn dưới đây?
Những trí tuệ vĩ đại bộ sách viết về một số nhà khoa học nổi tiếng thế giới gồm 5 cuốn. Các bạn nhỏ có thể tìm thấy nhiều thông tin thú vị trong mỗi cuốn sách nhỏ ấy: Tét-xla một kĩ sư diện người Mỹ đã phát minh ra dòng điện xoay chiều, Ma-ri Quy-ri người phụ nữ gốc Ba Lan đã khám phá ra chất phóng xạ...
(Theo Nguyễn Bảo Ngân)
Cần thêm dấu gạch ngang vào những vị trí nào trong đoạn văn dưới đây?
Những trí tuệ vĩ đại bộ sách viết về một số nhà khoa học nổi tiếng thế giới gồm 5 cuốn. Các bạn nhỏ có thể tìm thấy nhiều thông tin thú vị trong mỗi cuốn sách nhỏ ấy: Tét-xla một kĩ sư diện người Mỹ đã phát minh ra dòng điện xoay chiều, Ma-ri Quy-ri người phụ nữ gốc Ba Lan đã khám phá ra chất phóng xạ...
(Theo Nguyễn Bảo Ngân)
Lời giải
Cần thêm dấu gạch ngang vào những vị trí sau trong đoạn văn:
Những trí tuệ vĩ đại– bộ sách viết về một số nhà khoa học nổi tiếng thế giới gồm 5 cuốn. Các bạn nhỏ có thể tìm thấy nhiều thông tin thú vị trong mỗi cuốn sách nhỏ ấy: Tét-xla – một kĩ sư diện người Mỹ đã phát minh ra dòng điện xoay chiều, Ma-ri Quy-ri – người phụ nữ gốc Ba Lan đã khám phá ra chất phóng xạ...
Câu 8
Viết 1-2 câu có sử dụng dấu gạch ngang với một trong những công dụng sau:
a. Đánh dấu các ý liệt kê.
b. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
c. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
Viết 1-2 câu có sử dụng dấu gạch ngang với một trong những công dụng sau:
a. Đánh dấu các ý liệt kê.
b. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
c. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
Lời giải
a. Trong cuộc họp, người quản lý liệt kê các nhiệm vụ cần hoàn thành:
– Gửi email.
– Chuẩn bị báo cáo.
– Thảo luận với đối tác.
b. Anh ấy đã mua vé chuyến bay Hà Nội – Đà Nẵng vào sáng nay.
c. Hồ Gươm – biểu tượng lịch sử và văn hóa của Hà Nội – là một trong những điểm du lịch nổi tiếng với bề dày truyền thống của nền văn hóa Việt Nam.
Câu 9
Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học mà em yêu thích.
* Gợi ý:
- Mở đoạn: Chọn và giới thiệu nhân vật văn học đã để lại cho em ấn tượng.
- Thân đoạn:
+ Giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật (nếu có).
+ Nêu những đặc điểm về ngoại hình lẫn tính cách của nhân vật.
+ Đánh giá về nhân vật.
+ Nhân vật đó tượng trưng cho lớp người nào trong xã hội? qua nhân vật đó tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta bức thông điệp gì?
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật có gì đặc sắc? (cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ miêu tả, tự sự, đối thoại, độc thoại nội tâm, v.v.)
+ Qua nhân vật đó ta thấy tác giả là người như thế nào?
- Kết đoạn: Cảm nhận của em về nhân vật đó.
Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học mà em yêu thích.
* Gợi ý:
- Mở đoạn: Chọn và giới thiệu nhân vật văn học đã để lại cho em ấn tượng.
- Thân đoạn:
+ Giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật (nếu có).
+ Nêu những đặc điểm về ngoại hình lẫn tính cách của nhân vật.
+ Đánh giá về nhân vật.
+ Nhân vật đó tượng trưng cho lớp người nào trong xã hội? qua nhân vật đó tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta bức thông điệp gì?
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật có gì đặc sắc? (cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ miêu tả, tự sự, đối thoại, độc thoại nội tâm, v.v.)
+ Qua nhân vật đó ta thấy tác giả là người như thế nào?
- Kết đoạn: Cảm nhận của em về nhân vật đó.
Lời giải
Nhân vật để lại ấn tượng cho em sâu sắc nhất đó là nhân vật cô bé bán diêm trong truyện cổ tích cùng tên của An-đéc-xen. Đó một cô bé bất hạnh sống với người cha hà khắc và hay uống rượu. Câu chuyện xảy ra vào một đêm cuối năm giá rét, cô bé ra ngoài bán diêm trong trạng thái không đủ ấm trong đêm tuyết lạnh lẽo. Trong tiết trời giá rét, cô bé đã quẹt diêm để sưởi ấm và hi vọng những điều ước nhỏ trở thành hiện thưc. Que thứ nhất quẹt lên, lò sưởi hiện ra. Que thứ hai quẹt lên, bàn ăn và con ngỗng quay hiện ra trước mắt. Que thứ ba quẹt lên, cây thông noel hiện ra. Và que diêm thứ tư mang hình ảnh của người bà hiền từ hiện về. Nhưng khi diêm tắt cũng là lúc cô bé chết vì giá lạnh. Cô bé đã đốt diêm với hy vọng sưởi ấm, xua tan đói rét, nhưng tất cả rồi cũng vụt tắt, chỉ còn lại hiện thực phũ phàng. Qua nhân vật, tác giả muốn phê phán sự thờ ơ của con người trước sự sống của người khác, một hiện thực tồn tại trong xã hội lúc bấy giờ và cô bé bán diêm chỉ là một nạn nhân trong số đó. Câu chuyện có cái kết dù bi thương nhưng nó đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc.
32 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%