Câu hỏi:
12/11/2024 68Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học mà em yêu thích.
* Gợi ý:
- Mở đoạn: Chọn và giới thiệu nhân vật văn học đã để lại cho em ấn tượng.
- Thân đoạn:
+ Giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật (nếu có).
+ Nêu những đặc điểm về ngoại hình lẫn tính cách của nhân vật.
+ Đánh giá về nhân vật.
+ Nhân vật đó tượng trưng cho lớp người nào trong xã hội? qua nhân vật đó tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta bức thông điệp gì?
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật có gì đặc sắc? (cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ miêu tả, tự sự, đối thoại, độc thoại nội tâm, v.v.)
+ Qua nhân vật đó ta thấy tác giả là người như thế nào?
- Kết đoạn: Cảm nhận của em về nhân vật đó.
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Nhân vật để lại ấn tượng cho em sâu sắc nhất đó là nhân vật cô bé bán diêm trong truyện cổ tích cùng tên của An-đéc-xen. Đó một cô bé bất hạnh sống với người cha hà khắc và hay uống rượu. Câu chuyện xảy ra vào một đêm cuối năm giá rét, cô bé ra ngoài bán diêm trong trạng thái không đủ ấm trong đêm tuyết lạnh lẽo. Trong tiết trời giá rét, cô bé đã quẹt diêm để sưởi ấm và hi vọng những điều ước nhỏ trở thành hiện thưc. Que thứ nhất quẹt lên, lò sưởi hiện ra. Que thứ hai quẹt lên, bàn ăn và con ngỗng quay hiện ra trước mắt. Que thứ ba quẹt lên, cây thông noel hiện ra. Và que diêm thứ tư mang hình ảnh của người bà hiền từ hiện về. Nhưng khi diêm tắt cũng là lúc cô bé chết vì giá lạnh. Cô bé đã đốt diêm với hy vọng sưởi ấm, xua tan đói rét, nhưng tất cả rồi cũng vụt tắt, chỉ còn lại hiện thực phũ phàng. Qua nhân vật, tác giả muốn phê phán sự thờ ơ của con người trước sự sống của người khác, một hiện thực tồn tại trong xã hội lúc bấy giờ và cô bé bán diêm chỉ là một nạn nhân trong số đó. Câu chuyện có cái kết dù bi thương nhưng nó đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết 1-2 câu có sử dụng dấu gạch ngang với một trong những công dụng sau:
a. Đánh dấu các ý liệt kê.
b. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
c. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
Câu 2:
Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp dưới đây:
a. Thấy Ngô Thì Sĩ nhà nghèo, lại hay mượn sách vào ban đêm, các bạn hỏi cậu lấy đèn dầu mà đọc. Cậu vui vẻ chỉ lên mặt trăng:
– Đã có ngọn đèn lớn, ngọn đèn vĩnh cửu kia.
(Theo Tuệ An)
b. Việt Nam tự hào về Giáo sư Tạ Quang Bửu – nhà khoa học, nhà giáo dục đa tài, uyên bác.
(Gia Huy)
c. Theo hành trình Đại Tây Dương – Thái Bình Dương, đoàn thám hiểm đã thực hiện chuyến vòng quanh thế giới bằng đường biển.
(Ngọc Quảng)
d. Trong cuốn Sống một đời tựa biển khơi, các tác giả đã vẽ nên một đại dương với vô vàn sinh vật kì thú:
– San hô có muôn hình muôn dạng.
– Cá hề và hải quỳ có màu sắc sặc sỡ.
– Tôm gõ mõ tạo ra bản hợp xướng vang động biển khơi,...
(Theo Cao Sơn)
Câu 3:
Khi thấy con đứng cheo leo trên hàng rào bằng kim loại, người mẹ đã làm gì?
Câu 4:
Cần thêm dấu gạch ngang vào những vị trí nào trong đoạn văn dưới đây?
Những trí tuệ vĩ đại bộ sách viết về một số nhà khoa học nổi tiếng thế giới gồm 5 cuốn. Các bạn nhỏ có thể tìm thấy nhiều thông tin thú vị trong mỗi cuốn sách nhỏ ấy: Tét-xla một kĩ sư diện người Mỹ đã phát minh ra dòng điện xoay chiều, Ma-ri Quy-ri người phụ nữ gốc Ba Lan đã khám phá ra chất phóng xạ...
(Theo Nguyễn Bảo Ngân)
Câu 6:
Sau khi con bị té từ trên hàng rào xuống, cô bé đã đứng dậy và xin với mẹ điều gì?
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST có đáp án ( Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
về câu hỏi!