Câu hỏi:
14/11/2024 213Điền các từ hoặc cụm từ thích hợp cho sẵn vào chỗ trống (...) để hoàn thành đoạn thông tin về khai thác thế mạnh chăn nuôi gia súc lớn ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
chăn thả hàng hoá 600 – 700 m Mộc Châu (Sơn La) đồng cỏ gia súc lớn thịt và sữa trâu, bò khoẻ, ưa ẩm |
Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều ............, chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao ..........., thuận lợi để phát triển chăn nuôi ............ . Trâu ............, chịu rét giỏi, dễ thích nghi với điều kiện trong rừng. Bò được nuôi chủ yếu để lấy ............. . Bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên ............. . Hiện nay, Trung du và miền núi Bắc Bộ đang phát triển chăn nuôi gia súc lớn theo hướng ................. .
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 70k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600 – 700 m, thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc lớn. Trâu khoẻ, ưa ẩm, chịu rét giỏi, dễ thích nghi với điều kiện trong rừng. Bò được nuôi chủ yếu để lấy thịt và sữa. Bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). Hiện nay, Trung du và miền núi Bắc Bộ đang phát triển chăn nuôi gia súc lớn theo hướng hàng hoá.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
4. Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây ...... lớn nhất của nước ta.
A. chè B. cà phê C. cao su D. bông
Câu 2:
Dựa vào bảng 24 trang 105 SGK, hãy:
1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện số lượng trâu, bò ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, giai đoạn 2010 – 2021.
2. Rút ra nhận xét.
Câu 3:
Đọc đoạn thông tin về định hướng phát triển nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, giai đoạn 2021 – 2025, hãy thực hiện các yêu cầu.
Trong giai đoạn 2021 – 2025, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ hướng đến xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá theo hướng hiện đại, sản xuất an toàn, hữu cơ, hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị bền vững. Trong đó, vùng chú trọng phát triển các cây trồng có lợi thế, tổ chức sản xuất hàng hoá gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ nhằm tạo ra sản phẩm có thương hiệu, giá trị và sức cạnh tranh cao trên thị trường. Đặc biệt, vùng tiếp tục tập trung phát triển các cây ăn quả chủ lực, cây công nghiệp có lợi thế, cây dược liệu, lúa bản địa có giá trị kinh tế cao, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật mới, lựa chọn các giống chất lượng, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP,..
Để mang lại giá trị cao cho các sản phẩm, vùng cần tập trung sản xuất theo hình thức hợp tác liên kết với quy mô lớn theo chuỗi giá trị giữa nông dân, doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác; tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại đối với sản phẩm chủ lực, sản phẩm mới, sản phẩm giá trị gia tăng mang thương hiệu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến các nhà phân phối lớn, hệ thống siêu thị, người tiêu dùng; chú trọng đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, phát triển các thị trường tiềm năng, đặc biệt cần quan tâm đến các thị trường trọng điểm như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,... Ngoài ra, Trung du và miền núi Bắc Bộ cần ưu tiên đầu tư các dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học – công nghệ cho các sản phẩm chủ lực; hỗ trợ cho việc xây dựng thương hiệu, đăng kí chỉ dẫn địa lí, tem nhãn nhận diện và truy xuất nguồn gốc sản phẩm,... nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới.
(Nguồn: dangcongsan.vn, 2020)
1. Nêu định hướng chung trong phát triển nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, giai đoạn 2021 – 2025.
2. Trình bày các định hướng cụ thể của vùng về sản phẩm, khâu sản xuất, thị trường và ứng dụng khoa học – công nghệ để đạt được định hướng chung đã đặt ra.
- Sản phẩm
- Khâu sản xuất
- Thị trường
- Ứng dụng khoa học – công nghệ
Câu 4:
3. Các thế mạnh kinh tế nổi bật của Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. thuỷ điện và điện gió, khai thác dầu khí, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia cầm.
B. khai thác khoáng sản, cây lương thực và cây ăn quả, chăn nuôi lợn và gia cầm, nuôi trồng hải sản.
C. khai thác khoáng sản, thuỷ điện, cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới, chăn nuôi gia súc lớn.
D. cây công nghiệp và cây lương thực, chăn nuôi gia súc và gia cầm, nhiệt điện, thuỷ điện.
Câu 5:
5. Trung du và miền núi Bắc Bộ thuận lợi chăn nuôi gia súc lớn do có
A. địa hình đồi núi, cao nguyên, nhiều đồng cỏ và khí hậu thích hợp.
B. cao nguyên, thung lũng giữa núi, khí hậu cận nhiệt đới, có 2 mùa trong năm.
C. đất xám trên phù sa cổ, nguồn nước dồi dào và khí hậu thích hợp.
D. khí hậu cận nhiệt đới, đất xám trên phù sa cổ và địa hình đồi núi.
Câu 6:
2. Năm 2021, Trung du và miền núi Bắc Bộ có bao nhiêu tỉnh?
A. 11. B. 12. C. 13. D. 14.
Câu 7:
Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.
1. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với
A. Trung Quốc, Lào, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên.
B. Trung Quốc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Biển Đông.
C. Lào, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Biển Đông.
D. Trung Quốc, Lào, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Hồng.
425 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 4: Địa lý các vùng kinh tế
120 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 4: Địa lí các vùng kinh tế có đáp án
30 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 19 có đáp án
35 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 16 có đáp án
310 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 3: Địa lý các ngành kinh tế
85 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 3: Địa lí các ngành kinh tế có đáp án
30 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 20 có đáp án
30 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Chân trời sáng tạo Bài 24 có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận