Câu hỏi:
15/11/2024 109Thực hiện yêu cầu:
a) Chọn một từ phù hợp trong khung thay cho các chỗ trống trong bài ca dao sau:
(đợi, trông, chờ)
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn ................. nhiều bề
................ trời, ................. đất, ................. mây
................. mưa, ................. nắng, .................ngày, ................. đêm
................. cho chân cứng đá mềm
Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.
(Ca dao)
b) Nêu tác dụng của việc sử dụng từ em chọn.
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
a)
Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời êm bể lặng mới yên tấm lòng.
b) Tác dụng của từ “trông”:
- Phản ánh sự vất vả, lo lắng của người nông dân khi họ không chỉ làm việc cật lực mà còn phải “trông” - chờ đợi và hy vọng vào nhiều yếu tố tự nhiên như trời, đất, mây, mưa, gió, ngày và đêm để mùa màng có thể thuận lợi.
- Nhấn mạnh sự phụ thuộc mạnh mẽ của nông nghiệp vào điều kiện tự nhiên, cho thấy cuộc sống của người nông dân không chỉ gắn liền với công việc đồng áng mà còn với cả bầu trời, mặt đất và các yếu tố thiên nhiên khác.
- Thể hiện lòng kiên nhẫn, sự hy vọng và niềm tin sâu sắc vào thiên nhiên của người nông dân; họ luôn trông chờ vào sự êm đẹp của trời đất để đảm bảo một mùa màng bội thu.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xác định và nêu tác dụng của điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ “Em yêu nhà em”:
Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong
Có bà chuối mật lưng ong.
Có ông ngô bắp rau hồng như tơ
Có ao muống với cá cờ
Em là chị Tấm đợi chờ bống lên
Có đầm ngào ngạt hoa sen
Ếch con học nhạc, dế mèn ngâm thơ
Dù đi xa thật là xa
Chẳng đâu vui được như nhà của em.
Câu 2:
Hãy kể lại một đoạn câu chuyện Thánh Gióng bằng sự tưởng tượng sáng tạo của em.
* Gợi ý
- Thời vua Hùng thứ 6 ở ngôi làng nhỏ có hai vợ chồng già nhưng vẫn chưa có con khiến họ rất buồn lòng.
- Một hôm bà vợ, đi thăm ruộng bất ngờ thấy dấu chân to, bèn ướm thử rồi hoài thai, 12 tháng sau mới sinh ra một đứa bé trắng trẻo xinh đẹp.
- Đứa bé 3 tuổi vẫn không biết đi đứng, nói cười, hai vợ chồng vô cùng lo lắng.
- Đợt ấy giặc xâm lược, vua sai sứ giả tìm người tài, cậu bé bèn xin đi giết giặc, với một chiếc roi sắt, bộ giáp sắt con ngựa sắt.
- Sau khi gặp sứ giả cậu bé lớn nhanh như thổi, cả làng phải chung tay góp gạo cho cậu bé ăn.
- Sau khi nhận roi, áo giáp và ngựa, tráng sĩ lên đường giết giặc, đi tới đâu giặc chết như ngả rạ đến đấy.
- Không may roi sắt gãy, tráng sĩ vươn mình nhổ tre làm vũ khí quét sạch quân thù, sau đó bỏ lại giáp sắt rồi cưỡi ngựa bay về trời.
Câu 3:
Viết 2 - 3 câu văn hoặc sáng tác 4 - 6 dòng thơ bày tỏ tình cảm về ngôi nhà em ở, trong đó có sử dụng điệp từ, điệp ngữ.
Câu 5:
Con hiểu câu ca dao sau như thế nào?
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST có đáp án ( Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
về câu hỏi!