Câu hỏi:
15/11/2024 104Nhận xét về nghệ thuật viết phóng sự của Nguyễn Ái Quốc (kết cấu, cách sử dụng số liệu, từ ngữ, giọng văn, thủ pháp trào phúng, các biện pháp tu từ,...) trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Số liệu cụ thể, dẫn chứng tiêu biểu của thiên phóng sự đã mang đến sức mạnh tố cáo về hành động dã man của những kẻ đi khai hoá. Tính xác thực của số liệu đã thức tỉnh và kêu gọi được sự đồng tình của nhân loại tiến bộ đứng về phía những người dân bản xứ đấu tranh cho độc lập, tự do. Trước những số liệu xác thực, thực dân Pháp không thể làm ngơ, không thể chối cãi.
- Bằng những thủ pháp trào phúng (từ ngữ giễu nhại: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”); giọng điệu mỉa mai, đả kích: “ấy thế mà”, “đùng một cái”,...; khai thác những hình ảnh, chi tiết tương phản, đối lập để tạo nên những bất ngờ, gây cười,...), tác giả đã hạ uy thế giả tạo của chính quyền thực dân, cay đắng cho số phận của người dân thuộc địa. Lối nói hài hước mà đả kích sâu cay đã bóc trần chính sách lính “tình nguyện” ở xứ Đông Dương là ép buộc, bắt bớ, đẩy người dân vô tội đến cái chết bi thảm. Bản chất của chính quyền thực dân là giả nhân giả nghĩa, lật lọng trắng trợn.
- Các biện pháp tu từ (liệt kê, phép đối, chơi chữ, câu hỏi tu từ,...) được tác giả sử dụng rất hiệu quả.
+ Phép đối: “cuộc chiến tranh vui tươi”, “quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, “quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé”,...
+ Liệt kê: “Trong lúc vượt biển, nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thuỷ quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng; một số khác nữa thì anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mác-nơ, hoặc trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ”...
+ Chơi chữ: “vật liệu biết nói”, “thịt đen, thịt vàng”...
+ Câu hỏi tu từ: xuất hiện ở đoạn 2 và 3, tạo thành các đoạn văn chất vấn dồn dập, xoáy sâu vào lòng người đọc những vấn đề nhức nhối.
Nghệ thuật viết phóng sự trong Thuế máu phù hợp với nội dung, góp phần đưa Thuế máu trở thành “bản án” đanh thép đối với chế độ thực dân Pháp.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Thực hiện đề bài sau:
Đề bài: Viết thư trao đổi với cha mẹ, người thân hoặc với bạn bè về một vấn đề mà bạn và họ có ý kiến khác biệt.
Câu 2:
Cảm hứng chủ đạo của văn bản là gì? Phân tích sự phù hợp giữa chủ đề thông điệp, tư tưởng và cảm hứng chủ đạo trong văn bản.
Câu 3:
Phân tích đặc điểm ngôn ngữ thân mật có trong đoạn đối thoại sau:
Tình huống: Hai người bạn đang trò chuyện với nhau trong giờ ra chơi.
Lan: Ê Hoa, nghe tin gì về nhỏ Quỳnh lớp mình chưa?
Hoa: Tin gì vậy mày? Hông nghe gì hết trơn.
Lan: Nghe nói nó sắp đi du học rồi. Buồn ghê.
Hoa: Ủa, vậy là hết được học chung với nó rồi hả? Con nhỏ dễ thương, tốt bụng ghê á mày.
Câu 4:
Giải thích lí do của việc kết hợp chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm khi viết phóng sự, nhật kí.
Câu 6:
Vẽ sơ đồ bố cục kiểu bài viết thư trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm.
Câu 7:
Phân tích cách tác giả miêu tả thái độ của các quan cầm quyền thực dân Pháp đối với dân bản xứ trước, trong và sau chiến tranh. Cách miêu tả đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 4
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
15 câu trắc nghiệm Văn 12 KNTT Tác phẩm Giấu của có đáp án
về câu hỏi!