Câu hỏi:
16/11/2024 125Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CÁI THÚY
Lâu lắm tôi mới có dịp về quê ngoại, thăm gia đình chị tôi. Anh chị đi vắng. Cháu Thúy niềm nở ra ngõ đón tôi, gặp nhau, tôi thấy vơi đi bao nỗi mệt nhọc trên đường.
Trước mắt tôi là một thiếu nữ dịu dàng, dễ mến. Cuộc sống lao động và nắng gió đồng quê đã tạo cho Thúy vóc dáng cân đối, nước da hồng hào. Mái tóc dài xanh mướt buông xuống đôi bờ vai tròn lẳn càng tôn thêm vẻ đầy đặn ưa nhìn.
Qua câu chuyện, tôi biết cháu là học sinh khá của trường trung học huyện nhà. Ngoài giờ học, cháu nhận may gia công để tăng thu nhập cho gia đình. Tôi tẩn mẩn xem hàng may của Thúy. Đường kim mũi chỉ chẳng thua gì các thợ lành nghề. Vừa trò chuyện, Thúy vừa thoăn thoắt thùa khuyết. Ngắm bàn tay thon nhỏ của Thúy, tôi chợt bồi hồi… sao nó giống bàn tay của chị tôi đến thế? Bàn tay đã chơi “que mốt, que mai” với tôi. Bàn tay ấy đã cùng tôi chăn tằm, quay tơ… Khác chăng, bàn tay Thúy bây giờ còn được mở từng trang sách.
Tôi thấy mừng cho anh chị tôi đã nuôi dạy Thúy nên người.
(Sưu tầm)
Tác giả miêu tả ngoại hình bé Thúy qua những chi tiết nào?
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn A. Vóc dáng, nước da, bờ vai, vẻ mặt, mái tóc.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Tìm những từ ngữ miêu tả vẻ ngoài của Thúy.
Lời giải của GV VietJack
Chọn C. Dịu dàng, dễ mến, cân đối.
Câu 3:
Ngoài giờ đi học trên trường, Thúy còn nhận làm thêm việc gì?
Lời giải của GV VietJack
Chọn C. May gia công.
Câu 4:
Những chi tiết nào cho thấy sự khéo léo của Thúy?
Lời giải của GV VietJack
- Đường kim mũi chỉ chẳng thua gì các thợ lành nghề.
- Vừa nói chuyện mà vẫn có thể thoăn thoắt thùa khuyết.
Câu 5:
Ngắm bàn tay Thúy tác giả có cảm xúc gì?
Lời giải của GV VietJack
Ngắm bàn tay Thuý khiến tác giả bồi hồi nhớ tới bàn tay của người chị mình.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết báo cáo kết quả của tổ em khi tham gia một dự án học tập.
* Gợi ý:
- Phần mở đầu:
+ Tên tổ chức viết báo cáo.
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ hoặc tên tổ chức.
+ Địa điểm, thời gian viết báo cáo.
+ Tên báo cáo.
- Phần nội dung:
+ Báo cáo cụ thể các hoạt động đã thực hiện.
+ Ý kiến đề xuất (nếu có).
- Phần cuối: Chức vụ, họ tên và chữ kí của người đại diện tổ chức viết báo cáo.
Câu 2:
Viết một đoạn văn tả một bộ phận của cây hoặc tả cây ở một thời kì phát triển. Trong đoạn văn có sử dụng từ ngữ nối.
Câu 3:
So sánh hai câu văn dưới đây và trả lời câu hỏi
a) Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng.
b) Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Khi quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng.
- Đoạn văn nào thế hiện được rõ hơn sự liên kết giữa các câu? Vì sao?
- Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể sử dụng những từ ngữ nào?
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST có đáp án ( Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
về câu hỏi!