Câu hỏi:
16/11/2024 20Chỉ ra những câu rút gọn trong đoạn trích dưới đây. Khôi phục lại các thành phần bị rút gọn và cho biết tác dụng của việc sử dụng loại câu này.
“Thuyền trưởng Ka-hun là ai vậy?”
“Trùm của băng đảng đó. Tôi sẽ lần đến những tên khác nữa, nhưng hắn là kẻ mở đầu”.
(A-thơ Cô-nan Đoi-lơ, Năm hạt cam)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu rút gọn trong đoạn trích: Trùm của băng đảng đó.
Dựa vào ngữ cảnh của câu, chúng ta có thể khôi phục lại các thành phần bị rút gọn như sau: Thuyền trưởng Ka-hun là trùm của băng đảng đó.
Việc rút gọn câu có tác dụng làm cho câu ngắn gọn hơn, tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trước đó.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tưởng tượng và viết một truyện kể sáng tạo (có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm) trong khoảng 1 000 chữ.
Câu 2:
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:
NĂM HẠT CAM
A-thơ Cô-nan Đoi-lo
Năm hạt cam được trích từ tuyển tập truyện ngắn Những cuộc phiêu lưu của Sơ-lốc Hôm. Vào một ngày mưa gió, chàng thanh niên 20 tuổi tên là Giôn Ô-pen-sô (John Openshaw) đến gặp thám tử Sơ-lốc Hôm để nhờ điều tra về những tai nạn bí ẩn giáng xuống gia đình mình. Ô-pen-sô kể với Hôm về việc chú E-lai-a (Elias) – vốn là một chủ đồn điền ở Phờ-lo-ri-đa (Florida, Mỹ) đã chuyển sang Xác-xít (Sussex, Anh) sinh sống – nhận được một lá thư gửi từ Pôn-đi-che-ry (Pondichéry, Ấn Độ) với ba chữ K trên bì thư, trong đó có năm hạt cam khô. Chú E-lai-a hốt hoảng, đốt cháy các giấy tờ, chỉ còn lại cái hộp rỗng, bên trong có cái nhãn bằng giấy, in ba chữ K. Bảy tuần sau, chú E-lai-a bị chết trong vườn một cách bí ẩn, cảnh sát kết luận nguyên nhân là do tự tử. Cha Ô-pen-sô tiếp quản đồn điền của chú E-lai-a. Hai năm sau, cha Ô-pen-sô lại nhận được một lá thư có ba chữ K, trong thư có năm hạt cam khô và dòng chữ “Hãy đặt những tờ giấy trên cái đồng hồ mặt trời”; bức thư được gửi từ Dân-đi (Dundee, Xcốt-len). Ba ngày sau, ông được phát hiện đã chết ở gần nhà người bạn. Bồi thẩm kết luận cái chết của ông là do tai nạn. Gần ba năm sau, Ô-pen-sô lại nhận được lá thư đóng đấu bưu điện Luân Đôn (Anh), với năm hạt cam khô, nội dung giống như thư đã gửi cho cha anh. Ô-pen-sô đưa cho thám tử Sơ-lốc Hôm một tờ giấy còn sót lại sau khi bị chú E-lai-a đốt, có nhan đề: “Tháng Ba năm 1869” và những dòng chữ khó hiểu: “Ngày 4: Hút-sân (Hudson) đến. Vẫn sân ga cũ. Ngày 7: Gửi hạt cam cho Mắc Cô-li (McCauley), Pa-ra-mo (Paramore), và Giôn Sơ-quain (John Swain) ở Xanh Ở-gút-xơ-tin (St Augustine). Ngày 9: Đã thanh toán Mắc Cô-li. Ngày 10: Đã thanh toán Giôn Sơ-quain. Ngày 11: Đã đến chỗ Pa-ra-mo. Mọi chuyện đều êm đẹp”. Sơ-lốc Hôm khuyên Ô-pen-sô về nhà ngay trong khi chờ ông tìm thủ phạm, đặt tờ giấy đó vào cái hộp bằng đồng, để trên chiếc đồng hồ mặt trời ở trong vườn, đồng thời đặt vào đó một lá thư ngắn giải thích rằng tất cả những thứ giấy tờ khác đã bị chú anh đốt hết và mảnh giấy này là thứ duy nhất còn sót lại. Dưới đây là phần cuối của câu chuyện. |
[...]
Anh ta bắt tay chúng tôi rồi cáo biệt ra về. Bên ngoài gió vẫn gào rú và mưa vẫn quất ràn rạt vào cửa sổ. Câu chuyện lạ lùng và man rợ này dường như đến với chúng tôi từ giữa con giông gió chẳng khác nào một nhánh rong biển bị cơn bão thổi tới rồi lại bị gió mưa bên ngoài cuốn phăng đi
[...]
“Oát-sân này, tôi nghĩ rằng”, cuối cùng thì anh cũng lên tiếng, “trong tất cả những vụ án mà chúng ta đã gặp thì không có vụ nào quái dị như câu chuyện này”.
“Có lẽ trừ vụ Dấu bộ tứ ra”.
“Ừ, phải đấy. Có lẽ ngoại trừ vụ đó. Tuy nhiên, tôi cảm thấy có vẻ như so với cha con thiếu tá Sơn-thô (Sholto) thì anh chàng Giôn Ô-pen-sô này đang phải đối mặt với những mối nguy còn kinh khủng hơn nhiều”.
“Nhưng anh đã có nhận định gì cụ thể về những mối nguy hiểm đó chưa?”, tôi hỏi.
“Không còn gì phải hoài nghi về bản chất của chúng”, anh đáp.
“Vậy những mối hiểm hoạ đó là gì? K.K.K là ai và vì sao hắn ta cứ đeo đuổi gia đình bất hạnh này?”.
Sơ-lốc Hôm nhắm mắt lại và đặt hai khuỷu tay lên thành ghế, các đầu ngón tay chụm vào nhau. “Người suy luận giỏi”, anh nhận xét, “thì chỉ cần nhìn thấy một dữ kiện duy nhất trong cả tổng thể là có thể suy luận được không những cả một chuỗi sự kiện dẫn tới dữ liệu đó mà còn thấy được tất cả các diễn biến sẽ xảy ra tiếp theo. Như Cu-vi-ê (Cuvier) có thể mô tả chính xác một con vật khi xem xét một chiếc xương duy nhất, người quan sát một khi đã hiểu rõ một mắt xích trong cả chuỗi các biến cố sẽ chỉ ra được chính xác tất cả những mắt xích còn lại, cả trước lẫn sau. Chúng ta còn chưa nắm bắt được hết những thành quả có thể đạt được chỉ bằng suy luận thuần tuý đâu. Có những vấn đề hóc búa mà nếu cứ chăm chăm dựa vào trực quan để tìm lời giải thì thất bại, song lại có thể giải quyết trong quá trình suy luận. Tuy vậy, để đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật này, nhà suy luận phải tận dụng được tất cả những dữ kiện mà anh ta đã biết; hẳn anh cũng dễ dàng nhận thấy, điều đó đồng nghĩa với việc anh ta phải sở hữu toàn bộ tri thức, ấy vậy mà ngay cả trong thời đại này, với nền giáo dục miễn phí và các pho bách khoa toàn thư, cũng chẳng mấy ai làm được điều này. Nhưng một người muốn sở hữu tất cả những kiến thức khả dĩ cần dùng trong công việc thì không khó đến mức ấy. [...] Còn bây giờ, với vụ án mà vị khách đã trình bày với chúng ta tối nay thì chắc chắn ta phải huy động hết các nguồn thông tin của mình. Xin vui lòng lấy hộ tôi tập có chữ “K” của bộ Mỹ quốc toàn thư, nó nằm trên giá sách cạnh chỗ anh ngồi đấy. Cảm ơn! Giờ thì chúng ta sẽ xem xét tình huống này để xem có thể rút ra được điều gì. Trước hết, ta có thể bắt đầu với một giả định vững chắc rằng đại tá Ô-pen-số rời bỏ nước Mỹ vì một lí do rất quan trọng. Đến tuổi ấy người ta không dễ gì thay đổi mọi thói quen hay sẵn sàng đánh đổi khí hậu tuyệt với ở Phờ-lo-ri-đa để chọn cuộc sống cô đơn tại một thị trấn quê mùa của nước Anh. Từ lúc về Anh ông ta chỉ thích sống hiu quạnh đến độ cực đoan, từ đó có thể suy đoán rằng ông ta sợ ai đó hoặc điều gì đó, vì vậy ta có thể đặt ra một giả định tạm thời rằng chính nỗi sợ hãi ấy đã đẩy ông ta ra khỏi nước Mỹ. Còn ông ta sợ điều gì thì chúng ta chỉ có thể suy luận bằng cách xem xét những bức thư đáng sợ mà ông ta và những người thừa kế đã nhận được. Anh có để ý con dấu bưu điện trên những lá thư đó chứ?”.
“Bức thư thứ nhất được gửi đi từ Pôn-đi-che-ry, bức thứ hai thì từ Đân-đi, và bức thứ ba là từ Luân Đôn”.
“Từ khu đông Luân Đôn. Anh rút ra điều gì từ đó?”.
“Tất cả đều là hải cảng. Người viết thư ở trên một con tàu”.
“Xuất sắc. Chúng ta đã có được một manh mối. Có khả năng – một khả năng lớn – rằng người viết ra những bức thư đó ở trên một con tàu. Giờ thì ta xem xét đến một khía cạnh khác. Trong vụ Pôn-đi-che-ry thì khoảng thời gian từ khi nhận được lời đe doạ đến khi nó được thực hiện là bảy tuần, đến vụ Đân-đi thì chỉ còn ba hoặc bốn ngày. Những chi tiết này có gọi lên điều gì không?”.
“Phải đi xa hơn”.
“Nhưng lá thư cũng phải đi một chặng đường dài hơn”.
“Vậy thì tôi chưa nhìn ra vấn đề”.
“Chí ít có thể đặt ra giả định rằng con tàu chở kẻ đó hoặc đám người đó là một thuyền buồm. Có vẻ như chúng luôn gửi đi lời đe doạ hay cái tín vật kì quặc kia trước khi bắt đầu thi hành nhiệm vụ. Anh có nhận thấy là khi được gửi đi từ Dân-đi thì hành động theo sau dấu hiệu nhanh chóng đến mức nào không? Nếu chúng đi từ Pôn-đi-che-ry trên một chiếc tàu thuỷ chạy hơi nước thì chúng đã đến nơi cùng lúc với lá thư rồi. Nhưng thực tế là chúng chậm mất bảy tuần. Tôi cho rằng bảy tuần này là độ chênh lệch về thời gian di chuyển giữa con tàu đưa thư đem lá thư đến và thuyền buồm chở kẻ viết gửi thư”.
“Có lẽ vậy”.
“Còn hơn thế nữa, khả năng này rất cao. Và giờ thì anh đã thấy mức độ khẩn cấp đáng sợ trong vụ mới này và lí do tại sao tôi thúc giục anh chàng O-pen-sô phải đề phòng rồi đấy. Tai hoạ luôn giáng xuống khi kẻ gửi thư đã vượt qua hết quãng đường. Nhưng lần này thì lá thư được gửi đi ngay từ Luân Đôn, vì thế chúng ta không thể trông cậy vào khoảng thời gian chênh lệch nữa”.
“Lạy Chúa!”. Tôi kêu lên. “Cuộc bức hại tàn nhẫn này có thể là vì mục đích gì đây?”.
“Những thứ giấy tờ mà đại tá Ô-pen-sô đem đi rõ ràng có tầm quan trọng sống còn đối với một hoặc nhiều người trên chiếc thuyền buồm. Tôi cho rằng cũng khá dễ thấy là thủ phạm không chỉ có một tên. Chỉ một người thì không thể thực hiện được hai vụ giết người một cách khéo léo đến nỗi che mắt được cả ban hội thẩm pháp y. Phải có đến vài tên và chắc chắn bọn chúng là những kẻ giết người rất lão luyện và táo bạo. Chúng muốn chiếm lại bằng được những thứ giấy tờ ấy bất kể là ai đang giữ. Qua đó thì anh có thể thấy K.K.K không phải là chữ viết tắt tên của một cá nhân mà là tên viết tắt của một tổ chức”.
“Nhưng đó là tổ chức nào?”.
“Chẳng lẽ...” Sơ-lốc Hôm nói, người cúi về phía trước và hạ giọng xuống”... anh chưa bao giờ nghe nói đến Ku Klux Klan?”.
“Chưa hề”.
Hôm lật những trang giấy trong cuốn sách đang nằm trên đầu gối, “Đây rồi”, anh lập tức đọc lên:
Ku Klux Klan. Một cái tên bắt nguồn từ âm thanh phát ra khi lên nòng súng trường. Hội kín nguy hiểm này do một nhóm cựu chiến binh quân Liên minh miền Nam thành lập ở các bang miền Nam sau nội chiến và nhanh chóng hình thành các chi hội địa phương ở những vùng khác, chủ yếu là Ten-nét-si (Tennessee), Lu-i-sa-na (Louisiana), cả hai bang Bắc và Nam Ca-rô-lai (Carolina), Gioóc-giơ (Georgia) và Phờ-lo-ri-đa. Tổ chức này sử dụng quyền lực nhằm đạt được các mục đích chính trị, chủ yếu là khủng bố các cử tri da đen, ám sát và xua đuổi những người chống đối lại các quan điểm của hội ra khỏi lãnh thổ nước Mỹ. Những vụ tấn công của hội này thường bắt đầu bằng một lời đe doạ gửi đến cho nạn nhân dưới một hình thức kì quái nhưng những vùng khác thì là vài hạt dưa hoặc hạt cam. Khi nhận được lời đe doạ này, nạn nhân có thể tuyên bố từ bỏ đường lối của mình hoặc đào thoát khỏi đất nước. Nếu anh ta bất chấp lời cảnh cáo thì chắc chắn cái chết sẽ giáng xuống, và thường được thực hiện bằng một cách thức kì lạ và bất ngờ. Hội này được tổ chức rất hoàn hảo và phương thức hoạt động rất có hệ thống cho nên hầu như không ghi nhận được trường hợp nào dám không đếm xỉa đến lời cảnh cáo mà thoát được sự trừng phạt hoặc có vụ tấn công nào truy tìm được thủ phạm. Tổ chức này phát triển mạnh mẽ trong vài năm, bất chấp nỗ lực của chính phủ Mỹ và các tầng lớp tiến bộ trong cộng đồng dân cư miền Nam. Cuối cùng, phong trào đột nhiên sụp đổ vào năm 1869 dù sau đó hãy còn bùng phát vài vụ lẻ tẻ có cùng tính chất.
“Anh sẽ thấy rằng”, Hôm nói khi đặt cuốn sách xuống, “sự tan vỡ bất ngờ của tổ chức này trùng hợp với thời điểm O-pen-sô biến mất khỏi nước Mỹ cùng với những tài liệu của chúng. Rất có thể đây là nguyên nhân và cũng là hậu quả. Cũng chẳng có gì lạ khi ông ta cùng với gia đình cứ bị những bóng ma kiên trì theo đuổi dấu vết. Anh có thể hiểu rằng cuốn sổ và quyển nhật kí này có thể chỉ ra những thành viên đầu tiên ở miền Nam và sẽ có nhiều người không thể ăn ngon ngủ yên chừng nào những ghi chép đó còn chưa được thu hồi”.
“Vậy tờ giấy mà chúng ta nhìn thấy...”.
“Nhiều khả năng nó đúng như những gì ta nghĩ. Nội dung của nó thế này, nếu như tôi còn nhớ chính xác: “Đã gửi hạt cam đến A, B và C”, nghĩa là đã gửi thông điệp cảnh báo của tổ chức đến những đối tượng này. Rồi sau đó những dòng kế tiếp là A và B đã bị thanh toán hoặc bỏ trốn khỏi đất nước, cuối cùng là C đã được ghé thăm và tôi e rằng C đã có một kết cục khủng khiếp. Bác sĩ à, tôi nghĩ rằng ta có thể soi rọi đôi chút ánh sáng vào vùng tối này và tôi tin rằng cơ hội duy nhất mà chàng trai Ô-pen-sô có được ngay lúc này là làm theo những gì tôi căn dặn. Tối nay thì chẳng còn gì để nói hay làm nữa, anh hãy lấy hộ tôi cây vĩ cầm và trong độ nửa giờ chúng ta hãy cố gắng quên đi cái thời tiết tệ hại này và những hành động còn tệ hại hơn của đồng loại chúng ta”.
Sáng hôm sau, bầu trời đã trở nên trong trẻo và mặt trời toả ra một làn ánh sáng dịu dàng xuyên qua bức màn che lờ mờ đang bao phủ thành phố rộng lớn này. Sơ-lốc Hôm đã sẵn sàng cho bữa điểm tâm khi tôi đi xuống.
“Mong anh thứ lỗi vì tôi đã không đợi”, anh nói, “tôi dự kiến là mình sẽ có một ngày bận rộn khi phải xem xét trường hợp của chàng trai Ô-pen-số”.
“Anh sẽ áp dụng những biện pháp nào?”, tôi hỏi.
“Điều này phụ thuộc rất nhiều vào các kết quả điều tra ban đầu của tôi. Có thể là rốt cuộc tôi vẫn phải đi xuống Hóp-sâm (Horsham)”.
“Anh không định đến đó trước tiên sao?”.
“Không, tôi sẽ bắt đầu ngay tại khu Xi-ti (City). Anh chỉ việc rung chuông và cô hầu gái sẽ đem cà phê lên cho anh”.
Trong khi chờ đợi, tôi cầm tờ báo hãy còn chưa mở để trên bàn lên và liếc mắt nhìn sơ qua. Mắt tôi dừng lại ở một dòng tít' khiến tim tôi lạnh buốt.
“Hôm”, tôi kêu lên, “anh đã trễ quá rồi”.
“A!” anh thốt lên và đặt cái tách xuống, “tôi đã lo ngại về điều này. Chuyện xảy ra như thế nào?”. Anh điềm tĩnh nói, nhưng tôi có thể thấy anh đang xúc động mạnh.
Cái tên Ô-pen-sô và dòng tít Thảm kịch gần cầu Qua-to-lu (Waterloo) đập vào mắt tôi. Đây, nội dung của nó như thế này:
Khoảng 9 đến 10 giờ tối qua, trong lúc thi hành nhiệm vụ gần cầu Qua-to-lu, viên cảnh binh Cúc (Cook) thuộc phân khu H đã nghe thấy một tiếng kêu cứu và tiếng nước bắn tung lên. Tuy nhiên, do trời tối đen như mực lại thêm mưa bão nên dù được một số khách qua đường giúp đỡ, việc cứu nguy vẫn không thể thực hiện được. Dù sao thì đã có báo động và nhờ sự hỗ trợ của cảnh sát đường sông, cuối cùng thi thể cũng được tìm thấy. Đó là xác của một thanh niên, tên của nạn nhân được ghi trên một phong bì tìm thấy trong túi áo của anh ta là Giôn Ô-pen-sô, nhà ở gần Hóp-sâm. Người ta đoán rằng có lẽ do vội vã nhằm bắt kịp chuyến tàu cuối cùng ở ga Qua-to-lu, lại thêm bóng đêm mịt mùng nên anh ta đã đi lạc đường và bước hụt chân ra ngoài mép của một bến đậu nhỏ dành cho tàu thuỷ đường sông. Không thấy dấu vết bạo lực nào trên thi thể nạn nhân, rõ ràng anh ta là nạn nhân của một tai nạn không may, điều này gióng lên lời kêu gọi chính quyền chú ý đến tình trạng của các bến tàu ven sông.
Chúng tôi ngồi lặng yên mất một lúc, tôi chưa bao giờ thấy Hôm buồn phiền và sửng sốt như lúc này.
“Lòng kiêu hãnh của tôi đã bị tổn thương, Oát-sân ạ”, cuối cùng anh cũng thốt lên. “Chắc chắn đây chỉ là một con xúc động nhỏ thôi, nhưng nó đã xúc phạm đến lòng kiêu hãnh của tôi. Đối với tôi thì câu chuyện này đã trở thành vấn đề cá nhân, và nếu Chúa ban cho tôi sức khoẻ thì tôi sẽ không để yên cho cái băng đảng này. Anh ta đi đến tìm tôi để được giúp đỡ, vậy mà tôi lại bảo anh ấy cứ về đi và khiến anh ta sa vào chỗ chết...”. Anh bật dậy khỏi ghế và bước tới lui khắp phòng trong con kích động không kìm nén được, màu đỏ bừng tràn lên hai gò má tai tái của anh và những ngón tay dài nhẳng cứ siết chặt vào nhau rồi lại buông ra lộ vẻ bồn chồn.
“Chúng hẳn là một lũ quỷ sứ xảo quyệt”, sau cùng thì anh thốt lên. “Làm thế nào mà chúng dụ dỗ được anh ta đi xuống đó? Con đê đâu có nằm trên đường dẫn đến nhà ga. Chắc chắn chúng sẽ không thực hiện được mục đích khi ở trên cầu vì ở đó quá đông người cho dù là trong một đêm mưa bão như thế. Được, Oát-sân này, chúng ta sẽ thấy cuối cùng thì ai mới là người thắng cuộc. Tôi đi ra ngoài đây!”.
“Anh đến đồn cảnh sát à?”.
“Không, tôi sẽ tự làm cảnh sát. Khi tôi đã giăng lưới xong xuôi thì họ cứ việc bắt lấy đám ruồi, nhưng trước đấy thì không được”.
Suốt cả ngày hôm đó, tôi bận rộn với công việc của mình và khi quay về phố Bây-khơ (Baker) thì trời đã tối khuya. So-lốc Hôm vẫn chưa về. Đến lúc đồng hồ chỉ gần 10 giờ anh mới bước vào, mặt mũi tái nhợt vì mệt mỏi. Anh bước lại gần tủ buýp phê, véo một mẩu bánh mì rồi ăn ngấu nghiến, sau đó uống một ngụm nước lớn.
“Anh có vẻ đói”, tôi nhận xét.
“Đói gần chết. Tôi quên cả ăn. Chẳng có chút gì vào bụng từ bữa điểm tâm đến giờ”.
“Không một chút gì sao?”.
“Không hề. Tôi không có thì giờ để nghĩ đến chuyện ăn uống”. “Thành công chứ?”.
“Tốt đẹp”.
“Anh đã tìm ra manh mối?”.
“Tôi đã nắm được chúng trong lòng bàn tay. Chàng trai trẻ Ô-pen-sô sẽ sớm được báo thù. Nào, Oát-sân, chúng ta hãy gắn chính cái dấu hiệu ma quỷ của chúng lên đầu chúng. Quả là ý hay!”.
“Ý anh là gì?”.
Anh lấy ra một quả cam trong tủ, bóc ra rồi vắt cho những hạt cam rơi lên mặt bàn. Anh nhặt ra năm hạt và nhét chúng vào một cái phong bì. Bên trong mép phong bì anh viết “S.H. gửi J.C.”. Rồi anh dán kín phong bì lại và ghi địa chỉ là: “Gửi thuyền trưởng Giêm Ca-hun (James Calhoun), tàu ba buồm Ngôi sao cô đơn, Sơ-ven-nơ (Savannah), Gioóc-giơ”.
“Lá thư này sẽ đợi sẵn khi tàu của hắn cập cảng”, anh vừa nói vừa cười lặng lẽ. “Có thể hắn sẽ được một đêm thức trắng. Chắc chắn hắn sẽ coi nó là điềm báo tử cho chính mình như Ô-pen-sô đã từng cảm nhận”.
“Thuyền trưởng Ka-hun là ai vậy?”.
“Trùm của băng đảng đó. Tôi sẽ lần đến những tên khác nữa, nhưng hắn là kẻ mở đầu”.
“Làm thế nào mà anh tìm ra chúng?”.
Anh lấy từ trong túi ra một tờ giấy cỡ lớn ghi chép đầy những ngày tháng và tên người.
“Tôi đã bỏ ra cả ngày trời”, anh kể, “bên đống sổ sách và hồ sơ cũ của Loi-đơ (Lloyd), theo dõi hành trình của từng con tàu cập bến ở Pôn-đi-che-ry vào tháng Một và tháng Hai năm 1883. Theo báo cáo, có ba mươi sáu chiếc có trọng tải khá lớn đã đến đó vào thời gian này.
Trong số này, có một chiếc, ngay lập tức thu hút sự chú ý của tôi là tàu Ngôi sao cô đơn, mặc dù nó được báo cáo là rời bến ở Luân Đôn song cái tên đó lại là biệt danh của một tiểu bang ở Mỹ”.
“Tôi cho là Tếch-dát (Texas)”.
“Bang nào thì tôi không chắc, nhưng tôi biết rằng con tàu đó phải có xuất xứ từ Mỹ”.
“Rồi sao nữa?”.
“Tôi lại tìm trong các hồ sơ về cảng Đân-đi và khi nhận thấy là tàu Ngôi sao cô đơn có cập cảng đó vào tháng Một năm 1885, mối nghi ngờ của tôi đã được khẳng định, tiếp theo tôi lại hỏi thăm về những con tàu đang đậu tại cảng Luân Đôn”.
“Rồi thì?”.
“Chiếc Ngôi sao cô đơn đã đến đây tuần vừa rồi. Tôi đi xuống ụ tàu Ao-bớt (Albert) và phát hiện nó đã ra sông theo con nước lúc sáng sớm nay để trở về So-ven-nơ. Tôi đánh điện đến Gơ-rây-vo-gien (Gravesend) và được biết con tàu đã đi ngang qua đó được một lúc, vì gió đang thổi từ hướng đông nên tôi đoán chắc là nó đã qua khỏi Gút-quin (Goodwins) và hiện giờ thì đang ở cách đảo Quai-tơ (Wight) không bao xa”.
“Tiếp theo anh sẽ làm gì?”.
“Ồ, tôi đã nắm được hắn. Theo như tôi biết, trên tàu chỉ có hắn ta và hai thuyền phó là người Mỹ duy nhất trên tàu. Còn lại là người Phần Lan và người Đức. Tôi còn biết được là cả ba tên đã rời tàu vào đêm qua. Tôi nắm được thông tin đó từ người công nhân khuân vác đã chất hàng lên tàu của chúng. Khi con tàu đó cập cảng Sơ-ven-nơ thì tàu đưa thư đã đem cái phong bì đến nơi rồi và bức điện tín xuyên đại dương cũng đã thông báo cho cảnh sát ở So-ven-nơ biết rằng ba quý ông này là những kẻ đang bị truy nã khẩn cấp vì bị cáo buộc về tội giết người”.
Tuy nhiên, con người tính toán có kĩ càng đến đâu thì vẫn luôn có sơ hở, và những tên sát nhân trong vụ Giôn Ô-pen-sô chẳng bao giờ nhận được những hạt cam để thấy được rằng có một người cũng không kém phần mưu lược và kiên quyết đang bám theo chúng. Những trận bão thu phân năm đó thật dai dẳng và khốc liệt. Chúng tôi cứ chờ đợi tin tức của con tàu Ngôi sao cô đơn từ cảng Sơ-ven-nơ nhưng mãi chẳng nhận được gì. Mãi sau này chúng tôi mới hay tin là ở đâu đó trên Đại Tây Dương, người ta phát hiện thấy một mảnh sống đuôi tàu bị gãy trôi bập bềnh giữa những đợt sóng, bên trên có khắc mấy chữ viết tắt L.S. Bấy nhiêu đó là tất cả những gì chúng tôi biết được về số phận của con tàu Ngôi sao cô đơn.
(In trong Sơ-lốc Hôm toàn tập, tập một,
Đăng Thư – Lê Quang Toản – Thiên Nga dịch, NXB Văn học – Đông A, 2021)
a. Nêu nội dung bao quát của văn bản.
b. Tìm các chi tiết thể hiện manh mối quan trọng của vụ án, phân tích ý nghĩa của các chi tiết đó trong quá trình khám phá vụ án của thám tử Sơ-lốc Hôm.
c. Nhân vật Sơ-lốc Hôm thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật chính trong truyện trinh thám? Làm rõ ý kiến của em bằng những chi tiết trong văn bản.
d. Câu chuyện được kể lại bằng lời của ai? Nhận xét về việc sử dụng lời kể của nhận vật này đối với nội dung câu chuyện.
đ. Dựa vào bảng sau, em hãy làm rõ mối quan hệ giữa các chi tiết tiêu biểu, nhân vật chính, chủ đề của văn bản (làm vào vở):
Chi tiết tiêu biểu |
Nhân vật Sơ-lốc Hôm |
Chủ đề |
…. |
…. |
…. |
Nhận xét về mối quan hệ giữa các yếu tố trên: …. |
e. Xác định đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật trong phần văn bản sau:
Chúng tôi ngồi lặng yên mất một lúc, tôi chưa bao giờ thấy Hôm buồn phiền và sửng sốt như lúc này.
“Lòng kiêu hãnh của tôi đã bị tổn thương, Oát-sân ạ”, cuối cùng anh cũng thốt lên.
g. Em có thích cách kết thúc của truyện này hay không? Hãy trao đổi ý kiến với các bạn trong nhóm và cho biết vì sao khi đọc truyện, người đọc lại có những ý kiến khác nhau về truyện đó.
Câu 3:
Xác định câu đặc biệt trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của loại câu này trong mỗi trường hợp:
a. “A!” anh thốt lên và đặt cái tách xuống, “tôi đã lo ngại về điều này. Chuyện xảy ra như thế nào?”. Anh điềm tĩnh nói, nhưng tôi có thể thấy anh đang xúc động mạnh.
(A-thơ Cô-nan Đoi-lơ, Năm hạt cam)
b. Ở đời, thường có nhiều việc bất đắc dĩ như vậy. Cũng có những việc hay và những việc dở. Một điều nữa làm cho chúng ta suy nghĩ, là cái nguy của sự “ném lao phải theo lao”.
(Phạm Cao Củng, Vụ án mạng thứ sáu)
Câu 4:
Nối cột A với cột B để hoàn thành bố cục của một truyện kể sáng tạo:
Cột A |
|
Cột B |
Mở đầu truyện |
chọn ngôi kể phù hợp (ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba) |
|
sử dụng các chi tiết tiêu biểu |
||
kết hợp miêu tả và biểu cảm |
||
Diễn biến truyện |
lần lượt kể lại các sự kiện từ mở đầu đến kết thúc xoay quanh nhân vật chính |
|
giới thiệu thời gian, không gian, các nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện |
||
Kết thúc truyện |
nêu cách giải quyết vấn đề, gợi mở hoặc thể hiện những suy ngẫm từ/ về câu chuyện |
|
xây dựng đối thoại giữa các nhân vật |
Câu 5:
Xác định chức năng của các thành phần được in đậm trong câu sau. Thành phần này có thể được tách ra tạo thành câu đặc biệt không? Vì sao?
Ồ, tôi đã nắm được hắn.
(A-thơ Cô-nan Đoi-lơ, Năm hạt cam)
Câu 6:
Thực hiện đề bài sau:
Đề bài: Trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ sáng tác, câu chuyện tưởng tượng sáng tạo của em được lựa chọn để kể cho các bạn, em hãy:
a. Trong vai trò người nói, xây dựng nội dung câu chuyện kể của mình dựa trên sản phẩm phần Viết (kể chuyện sáng tạo có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm).
b. Trong vai trò người nghe, ghi lại những kinh nghiệm của bản thân sau khi kể một câu chuyện tưởng tượng bằng kĩ thuật 3–2–1, gồm:
– Ba điều em hài lòng trong bài nói của mình.
– Hai điều em nhận thấy mình cần chỉnh sửa/ thay đổi sau khi nói.
– Một ý kiến mà em tâm đắc nhất từ phần góp ý, đề xuất của các bạn trong lớp.
Câu 7:
Em hãy giải thích tại sao cần xác định đề tài, người nghe, thời gian và không gian nói trước khi kể một câu chuyện tưởng tượng.
về câu hỏi!