Câu hỏi:

18/11/2024 35

Phần 2: Viết (5.0 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn ngắn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Những cánh buồm.

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Phần 2: Viết (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn biểu cảm: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

 

 

3,0 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Những cánh buồm.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, cần có sự sắp xếp hợp lí các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các chi tiết, sự việc.

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Giới thiệu về cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.

* Sự ân cần, yêu thương của người cha dành cho con:

- Cảm xúc của người cha khi dắt con đi trên biển: "lòng vui phơi phới" => người cha trong bài thơ rất thương yêu đứa con của mình.

- Đứng trước những câu hỏi ngây thơ của con, cha có những cử chỉ hết sức nhẹ nhàng, âu yếm: "mỉm cười xoa đầu con nhỏ" và từ tốn giải thích "Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa/ Sẽ có cây, có cửa, có nhà,/ Vẫn là đất nước của ta,/ Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.".

- Hình ảnh "cha dắt con đi" được lặp lại nhiều lần vừa thể hiện tình cảm yêu thương, trìu mến của người cha vừa gợi lên sự chở che, dẫn dắt của cha trên bước đường cùng con hướng đến tương lai.

- Người cha hạnh phúc khi gặp lại mình trong mơ ước của con. Ước mơ của con cũng chính là khát vọng, lí tưởng cao đẹp của cha ngày trước.

* Sự yêu thương, tin cậy của con dành cho cha:

- Con lắc tay cha và hỏi về những điều con băn khoăn, chưa biết "Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời/ Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?".

- Lời đề nghị thơ ngây của con dành cho cha "Cha mượn cho con buồm trắng nhé,/ Để con đi..." đã cho thấy sự tin tưởng tuyệt đối của con. Đối với con, cha luôn là người bạn, người đồng hành tin cậy, luôn ủng hộ, giúp đỡ con trên mọi chặng đường.

- Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố miêu tả với tự sự.

- Từ ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm: "lênh khênh", "rực rỡ", "rả rích", "phơi phới", "thầm thì",...

- Các biện pháp tu từ độc đáo: điệp ngữ "không", ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Ánh nắng chảy đầy vai".

- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo trong lựa chọn chi tiết, dùng từ, đặt câu, biết sử dụng phương thức biểu cảm trong bài viết.

 

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Dựa vào dấu hiệu nào để em biết điều đó?

Xem đáp án » 18/11/2024 271

Câu 2:

Xác định lời nhân vật và lời của người kể chuyện trong đoạn văn sau:  “...Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:

- Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc?

Xem đáp án » 18/11/2024 0

Câu 3:

Xác định các thành phần chính trong câu Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo.

Xem đáp án » 18/11/2024 0

Câu 4:

Qua đoạn trích, em cảm nhận được nhân vật Sơn và chị Lan là người như thế nào? Trình bày thành một đoạn văn ngắn.

Xem đáp án » 18/11/2024 0

Bình luận


Bình luận