Câu hỏi:
19/11/2024 914Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Bao giờ cũng vậy, cứ đến chủ nhật là bà nội lại từ làng quê ngoại thành vào phố chơi với chúng tôi. Bà đến quãng chín giờ sáng. Đến là cho quà ríu rít và chuyện trò. Ôi, dường như là bao nhiêu thương nhớ sau một tuần xa cách và tích đọng từ bao năm, giờ mới có dịp bộc lộ. Bà giở cái túi xách tay ra. Cái túi xách bằng vải thô ông vẫn dùng từ ngày là nhân viên phục vụ trên tàu chạy đường Lào Cai – Hà Nội là cái túi có phép thần. Ở trong nó có đủ mùa nào thức ấy: Nhãn tháng sáu. Na tháng bảy. Roi mùa hạ. Gương sen mùa thu. Lại còn bột sắn cho mẹ tôi vốn hay bị mệt và hoa hòe cho bố tôi mới chớm bị tăng huyết áp. Vườn nhà bà có cây hoa hòe. Hòe ra nụ, bà bắc thang hái rồi sao phơi, đóng vào từng bọc giấy báo mang ra.
- Bố anh ngày xưa cũng hay bị nhức đầu, hoa mắt, uống hoa hòe quanh năm là đỡ đấy.
Bà chả nhớ sót điều gì. Thấy tôi mồ hôi mồ kê nhễ nhại, bà bảo, chẳng bù cho ông cháu, chả bao giờ thấy ra tí mồ hôi nào, kể cả lúc ngồi ở toa tàu bí gió. Ngày chủ nhật có bà đến chơi là ngày vui vẻ nhất đời. Với bà, đó cũng là những giờ phút bận rộn nhất. Bà sửa sang lại bàn thờ. Bà phủi bụi trên những tấm huân chương của bố tôi. Bà luôn chân luôn tay dọn dẹp, quét quáy. Bà lau chùi bát đĩa, bàn ghế. Bà đem quần áo của chúng tôi ra phơi phóng. Khô rồi cũng đem ra nắng phơi, cho nó thơm như lời bà nói. Bà chải đầu tết tóc cho cái Tú. Lại còn dậy nó chơi chuyền, chơi bắt hình dây chun. Nắm cổ tay tôi, bà kêu sao cháu bà gầy thế. Thấy tôi gãi đùi, gãi cẳng chân, bà bắt tôi kéo quần lên cho bà xem. Rồi bà giãy nảy lên: “Thằng bố, con mẹ mày nó bận công bận việc nhà tàu, nó chẳng để ý gì đến con cả. Ai lại để con gầy gò, ghẻ lở thế!”. Rồi bà ra chợ mua nắm lá về đun tắm cho tôi. Rồi giao hẹn với mẹ tôi, ngày nào cũng phải như thế. Phải cho tôi ăn uống ngon lành. Không thì bà đón về ở với bà.
Bà ở làng một mình từ khi ông nội mất. Nhưng bà không thể ra ở với bố mẹ tôi được, vì như bà nói, còn họ hàng nội ngoại, nhà cửa, vườn tược, còn hàng xóm láng giềng, còn là nơi đi về của các hương hồn tiên tổ.
(Trích Giấc mơ của bà nội, Ma Văn Kháng, NXB Kim Đồng, 2012, tr82,83)
Đoạn trích trên thuộc thể loại truyện nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn B
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
Lời giải của GV VietJack
Chọn C
Câu 3:
“Cái túi có phép thần” của bà có những thức nào được nhắc tới trong bài?
Lời giải của GV VietJack
Chọn A
Câu 4:
Hành động nào sau đây không phải là việc mà bà hay làm khi đến chơi vào ngày chủ nhật?
Lời giải của GV VietJack
Chọn C
Câu 5:
Trong câu văn “Cái túi xách bằng vải thô ông vẫn dùng từ ngày là nhân viên phục vụ trên tàu chạy đường Lào Cai – Hà Nội là cái túi có phép thần.” có bao nhiêu phó từ?
Lời giải của GV VietJack
Chọn A
Câu 6:
Trong các câu văn dưới đây, câu văn nào có chứa thành phần vị ngữ là một cụm từ?
Lời giải của GV VietJack
Chọn D
Câu 7:
Đáp án nào dưới đây không nêu đúng tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong những câu văn sau: “Ngày chủ nhật có bà đến chơi là ngày vui vẻ nhất đời. Với bà, đó cũng là những giờ phút bận rộn nhất. Bà sửa sang lại bàn thờ. Bà phủi bụi trên những tấm huân chương của bố tôi. Bà luôn chân luôn tay dọn dẹp, quét quáy. Bà lau chùi bát đĩa, bàn ghế. Bà đem quần áo của chúng tôi ra phơi phóng.”?
Lời giải của GV VietJack
Chọn C
Câu 8:
Em cảm nhận được vẻ đẹp gì về người bà trong các câu văn sau: “Bà ở làng một mình từ khi ông nội mất. Nhưng bà không thể ra ở với bố mẹ tôi được, vì như bà nói, còn họ hàng nội ngoại, nhà cửa, vườn tược, còn hàng xóm láng giềng, còn là nơi đi về của các hương hồn tiên tổ.”
Lời giải của GV VietJack
Chọn B
Câu 9:
Nếu là người cháu trong đoạn truyện, em sẽ bày tỏ tình cảm với bà như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
- HS có thể bộc lộ cảm xúc theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo tính nhân văn, phù hợp với nội dung của văn bản.
Ví dụ: cảm ơn bà, xúc động, trân trọng,...Câu 10:
Điều em xúc động nhất khi nghĩ về người bà kính yêu của em là gì?
Lời giải của GV VietJack
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phần 2: Viết (4 điểm)
Em hãy viết một bài văn phân tích nhân vật người bà trong đoạn truyện ở phần Đọc hiểu - Giấc mơ của bà nội của Ma Văn Kháng.
Câu 2:
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
Câu 3:
“Cái túi có phép thần” của bà có những thức nào được nhắc tới trong bài?
Câu 4:
Hành động nào sau đây không phải là việc mà bà hay làm khi đến chơi vào ngày chủ nhật?
Câu 5:
Trong câu văn “Cái túi xách bằng vải thô ông vẫn dùng từ ngày là nhân viên phục vụ trên tàu chạy đường Lào Cai – Hà Nội là cái túi có phép thần.” có bao nhiêu phó từ?
Câu 6:
Trong các câu văn dưới đây, câu văn nào có chứa thành phần vị ngữ là một cụm từ?
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Cuối Học kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề 01 có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
Đề thi Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
về câu hỏi!