Câu hỏi:
19/11/2024 438Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật Đô – ra – ê - mon trong một bộ phim hoạt hình cùng tên
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (2,5 điểm)
– Câu mở đầu: Nêu những thông tin chung về nhân vật
– Các câu tiếp theo: Giới thiệu một số đặc điểm nổi bật về ngoại hình, tính cách, tài năng,... của nhân vật
– Câu kết thúc: Nhận xét, đánh giá hoặc bày tỏ tình cảm, cảm xúc về nhân vật.
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. (0,5 điểm)
3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)
4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…(0,5 điểm)
* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.
Bài làm tham khảo
Xem bộ phim hoạt hình Doraemon, em rất thích nhân vật chú mèo máy Doraemon. Chú có vẻ ngoài đáng yêu và mũm mĩm vô cùng với cái đầu, đôi tay và bàn chân tròn xoe. Chú có một trái tim tốt bụng, luôn quan tâm giúp đỡ bạn bè của mình, đặc biệt là cậu bé Nobita. Tuy là mèo máy, nhưng chú vẫn có đầy đủ tính cách, cảm xúc như con người, với nỗi sợ chuột, thích ăn bánh rán. Điều mà em thích nhất, là chiếc túi thần kì với biết bao bảo bối đến từ thế giới tương lai của Doraemon. Biết bao điều tưởng chừng chỉ là tưởng tượng, thì các bảo bối đều có thể thực hiện được. Doraemon luôn đem đến tiếng cười và niềm vui cho em mỗi lần xuất hiện cho bộ phim, nên em yêu thích nhân vật này lắm.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc mẩu chuyện dưới dây và nêu đặc điểm về vị trí, công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp:
Có một cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc.
Một hôm, trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường. Thấy lạ, cậu bèn hỏi:
(1) – Bà ơi, bà làm gì thế?
(2) – Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo. (3) – Bà cụ trả lời.
(4) – Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được? (5) – Cậu bé ngạc nhiên.
(6) – Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Cũng như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài. (7) – Bà cụ ôn tồn giảng giải.
Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài.
Câu 2:
Những chi tiết nào cho biết Búc-cơ là một trong những người da đen thành đạt?
Câu 3:
Tìm kết từ trong các câu sau:
a. Tuần trước, trường tôi tổ chức lễ kỉ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và phát động trong tất cả các khối lớp phong trào thi đua học tốt, noi gương các chú bộ đội.
b. Ăn kẹo rất ngon nhưng dễ bị sâu răng.
c. Tôi thích đá bóng và đám con trai lớp tôi cũng rất thích môn này.
Câu 4:
Những từ ngữ nào trong bài thể hiện rõ việc cậu bé Búc-cơ quyết tâm theo học Học viện Nông nghiệp Ham-pơ-tơn?
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST có đáp án ( Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
về câu hỏi!