Câu hỏi:
19/11/2024 40Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một bài thơ đã học trong chương trình Tiếng Việt em đã học.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (2,5 điểm)
- Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ.
- Thân đoạn
Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.
- Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ, ý nghĩa của nó đối với người đọc.
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. (0,5 điểm)
3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)
4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…(0,5 điểm)
* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.
Bài làm tham khảo
Người đọc sẽ không khỏi xúc động khi đọc bài thơ Cánh cửa nhớ bà của nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến. Những câu thơ được viết bằng lời tâm tình giản dị, mộc mạc, tự nhiên của người cháu, khi đã lớn, nhớ lại kỉ niệm tuổi thơ của mình. Ngày cháu còn bé, để đóng cửa, cháu là người cài then dưới còn bà cài then trên. Theo năm tháng, cháu mỗi ngày một lớn còn bà thì lưng ngày một còng nên bà chỉ cài được then dưới còn cháu lại là người cài then trên. Khi kể về sự thay đổi vị trí cài then cửa của hai bà cháu, ta thấy người cháu đã không nén nổi xúc động. Phải chăng dấu ba chấm ở cuối khổ thơ thứ hai là nơi nhà thơ giấu đi một cái nấc nhẹ, một nỗi nghẹn ngào trong lòng mình? Giờ đây, người cháu đã trưởng thành, đã chuyển đến ngôi nhà mới khang trang, hiện đại, nhưng lại không được cùng bà cài then, đóng cửa như ngày nào nữa. Mỗi lần tay đẩy cửa, người cháu ấy lại nhớ cái lưng còng cắm cúi của bà, bao kỉ niệm thân thương lại ùa về trong tâm trí. Chỉ với một sự việc hai bà cháu cùng làm là cài then cửa, nhưng qua những câu thơ đánh dấu sự trôi chảy của dòng thời gian “Ngày cháu còn tấm bé” – “Mỗi năm cháu lớn lên” “Nay cháu về nhà mới”, ta dễ dàng cảm nhận được sự thay đổi nhanh chóng của đời người. Vì vậy, cả bài thơ phảng phất một niềm tiếc nhớ, như một lời nhắc: lúc nào còn được ở bên người thân, được cùng làm một việc cho dù rất nhỏ, thì hãy làm trọn vẹn nó. Bởi những điều đó nếu qua đi sẽ khó lòng quay trở lại!
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Đọc đoạn văn sau và cho biết các từ in đậm được dùng để làm gì.
Hôm qua, lớp tôi vừa tổ chức sinh nhật (1)cho các bạn học sinh tháng 12. Tiệc sinh nhật có bánh ga-tô (2)và rất nhiều hoa quả, bánh kẹo.Mỗi bạn đều được tặng một món quà xinh xắn.
Chú gấu bông màu hồng (3)của bạn Hân, quả bóng (4)của bạn Tuấn, (5)còn chú mèo vải xinh xắn thì thuộc về Hà (7)vì Hà rất thích mèo.
Câu 3:
Dấu gạch ngang trong các câu sau được dùng để làm gì?
a. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh. (Vũ Bằng) |
|
Đánh dấu các ý liệt kê |
b. Khi chữa bài văn, em cần chú ý sửa các lỗi sau: - Lỗi chính tả - Lỗi dùng từ - Lỗi đặt câu |
Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích |
|
c. Tàu Hà Nội – Vinh khởi hành lúc 21 giờ |
Đánh dấu lời nói trực tiếp |
|
d. Biết chuyện của tôi, bà không nói gì mà dẫn tôi đi dạo bên bờ suối. Tôi bắt đầu tìm những viên đá, chọn kĩ lưỡng, tìm được một viên cuội tuyệt đẹp, tròn, nhẵn bóng như một viên bi. - Nó đẹp tuyệt, phải không nội? - Ừ đẹp thật. Sao con không nhặt đá ở bờ suối mà lại mất công tìm dưới nước? - Vì đá trên bờ đều thô ráp ạ! (Theo Oan-tơ Mít-đơ) |
Nối các từ ngữ trong một liên danh |
về câu hỏi!