Câu hỏi:
23/11/2024 68Đề bài:
Tình huống: Câu lạc bộ đọc sách phát động viết bài cho tập san với chủ đề “Tình cảm gia đình qua một số tác phẩm văn học”.
Nhiệm vụ: Hãy chọn một tác phẩm em yêu thích viết về đề tài gia đình (thơ hoặc truyện), viết bài văn phân tích tác phẩm để gửi cho câu lạc bộ đọc sách.
Yêu cầu:
– Chọn được tác phẩm viết về đề tài gia đình (thơ hoặc truyện).
– Có luận điểm về chủ đề, những nét đặc sắc nghệ thuật.
– Phân tích được lí lẽ và bằng chứng phù hợp để làm sáng tỏ luận điểm.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Thực hiện đề bài dựa vào gợi ý sau:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
• Đề tài của bài viết là một tác phẩm văn học (thơ hoặc truyện) về đề tài gia đình mà em yêu thích. Em có thể tham khảo một số gợi ý về các tác phẩm sau:
– Nói với con (Y Phương)
– Bếp lửa (Bằng Việt)
– Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
– Không gia đình (Héc-to Ma-lốt (Hector Malot))
– …..
Bài viết của em sẽ được đăng trong tập san của Câu lạc bộ đọc sách. Em hãy cân nhắc: Mục đích viết là gì? Người đọc là ai? Với mục đích viết và người đọc ấy, chọn cách viết nào là phù hợp?
• Với tác phẩm lựa chọn để viết, em hãy thu thập tư liệu liên quan đến tác giả, tác phẩm và những ghi chú của bản thân khi đọc, từ đó lập bảng thống kê tư liệu.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Em tiến hành tìm ý dựa vào sơ đồ sau:
Từ các ý tìm được, em chọn lọc, sắp xếp thành dàn ý hoàn chỉnh dựa vào tri thức về kiểu bài.
Bước 3: Viết bài
Từ dàn ý, em viết bài văn hoàn chỉnh. Trước khi viết, có thể tham khảo Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật để bài viết đi đúng hướng và đáp ứng các yêu cầu của kiểu bài. Bài viết sẽ được đăng trong tập san của Câu lạc bộ đọc sách, vì vậy em cần thể hiện cảm nhận, suy nghĩ riêng của em trong bài viết bằng cách kết hợp cách đưa thông tin khách quan và chủ quan trọng văn nghị luận.
Bài văn mẫu tham khảo:
Viết về đề tài kháng chiến không thể không kể đến thành công rất vang dội của rất nhiều nhà văn. Nó thậm chí còn trở thành những bằng chứng thép về những tháng ngày đau thương mà hào hùng của cả dân tộc. Những tác phẩm đi sâu bám sát từng diễn biến của cuộc kháng chiến lịch sử gợi cho người đọc biết bao nhiêu liên tưởng.
Thế nhưng có lẽ trong hướng đi chung đó, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã tạo nên cái riêng đầy khác biệt. Không đi sâu vào cuộc kháng chiến, không miêu tả cặn kẽ nỗi đau thương mà ông đi vào thứ tình cảm gia đình trong kháng chiến. Một cái riêng trong cái chung đầy vĩ đại ấy đó chính là đứa con tinh thần “chiếc lược ngà”. Câu chuyện tình cha con cảm động trong kháng chiến ấy đã lấy đi nước mắt của không biết bao nhiêu người. Tình cảm gia đình trong thời chiến có lẽ không được nhiều nhà văn chú trọng bởi lẽ trong những thời khắc cam go đó đi sâu sát vào diễn biến cuộc kháng chiến mới là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng “Chiếc lược ngà” chính là một nốt ngân vang trong bản nhạc hào hùng đó. Nó như xoáy sâu vào nỗi đau chiến tranh đồng thời đó là tiếng lòng của những con người, những số phận về cuộc chiến tranh phi nghĩa mà giặc đã gieo nên trên mảnh đất Việt Nam.
Tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu chính là thứ tình cảm đại diện trong thời buổi loạn lạc đó. Thứ tình cảm dung dị đặc biệt mà bom đạn không thể vùi lấp được. Ông Sáu xa nhà khi con còn nằm trong bụng mẹ mãi đến năm con gái tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà. Thế nhưng vì vết sẹo trên mặt mà đứa con gái tên Thu không nhận ra cha vì quá khác so với hình. Nó nhất quyết không nhận ông là cha. Chỉ đến khi ông chào từ biệt mọi người về chiến khu thì đứa con mới nhận ra cha. Tình ca con thức dậy mãnh liệt là lúc hai cha con phải chia ly. Ở chiến khu ông gửi gắm tình yêu thương con bằng việc khắc chiếc lược ngà tặng con song chiếc lược chưa đến tay con cũng là lúc ông hi sinh trong một trận càn lớn của giặc. Trong giờ phút ngắn ngủi đó ông đã kịp trao chiếc lược cho bác Ba nhờ bác chuyển cho con gái. Viết “Chiếc lược ngà” nhà văn Nguyễn Quang Sáng không tập trung miêu tả cặn kẽ tình cảm gia đình trong chiến tranh mà chủ yếu tập trung khai thác diễn biến tâm trạng nhân vật. Song nhà văn đã khéo léo lồng ghép để làm bừng sáng tư tưởng cách mạng khát vọng tự do trong đó. Và điều này đòi hỏi nhà văn phải là người có cái nhìn đúng đắn và giàu sức thuyết phục.
Sự yêu thương con nỗi khát khao gặp con khiến người cha không thể kìm nổi xúc động. Không chờ xuồng cập bến ông Sáu đã nhảy tót lên bờ làm chiếc xuồng chòng chành và cất tiếng gọi tha thiết: “Con! Thu”. Người cha không kìm nổi xúc động đến mức run run. Thế nhưng đáp lại tiếng gọi tha thiết ấy đứa con gái đứng ngơ ngác không hiểu chuyện gì đã xảy ra với mình, rồi co chạy bỏ chạy. Bỏ mặc người cha lúc này đứng chết sững, mặt sầm lại vô cùng đáng thương, hai tay buông thõng như bị gãy. Cuộc đời như đang tạo nên cho ông nhiều tình huống dở khóc dở cười. Trong suốt mấy ngày ở nhà ông càng ra sức gần gũi chào hỏi thì con bé càng đẩy ông ra xa. Điều ông mong mỏi chỉ là một tiếng ba thân thương thế nhưng con bé lại chẳng bao giờ chịu gọi. Những lúc như thế ông chỉ nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu và cười vì khổ tâm đến mức không thể khóc nổi. Thế rồi những lúc vì khổ tâm quá không thể kìm chế được ông đã đánh con. Sau đó ông hối hận không thôi. Nỗi mâu thuẫn cứ giằng xé trong lòng người cha tội nghiệp.
Càng đến ngày hết phép cũng là lúc ông càng tuyệt vọng vì có lẽ tiếng cha sẽ mãi mãi chẳng bao giờ được nghe. Nỗi đau của ông cũng chính là nỗi đau của rất nhiều những chiến sĩ bấy giờ. Ngày đêm chiến đấu vì lí tưởng vĩ đại nhưng chưa bao giờ nguôi nỗi nhớ thương gia đình.
Những tưởng người cha khốn khổ ấy sẽ mang nỗi đau đáu đến khi ra chiến trường thì đến phút cuối cùng đứa con gái đã trao cho anh Sáu một tiếng gọi ngọt ngào. Người cha đứng chào mọi người, lặng lẽ đưa mắt nhìn đứa trẻ núp sau cánh cửa anh cũng muốn đến ôm nó lắm nhưng chỉ sợ nó lại chạy đi. Anh chỉ dám nhìn con từ xa và bảo “Ba đi nghen con”. Ai ngờ trong giây phút ấy bé Thu chạy đến gọi “Ba”. Sự ngọt ngào khiến người cha như nín thở, giây phút này anh đã chờ đợi bao lâu. Cái ôm đầy bịn rịn đứa con dường như chẳng nỡ rời xa cha mình. Chỉ khi anh hứa sẽ mang tặng con mình chiếc lược ngà đứa con mới bịn rịn rời lưng cha. Thế nhưng người cha ấy đã mang theo lời hứa mãi mãi nằm lại nơi chiến trường mưa bom bão đạn. Trong một trận càn lớn của địch anh Sáu đã hi sinh, trong cái thời khắc ấy khi chẳng còn sức lực để chăng chối điều gì anh chỉ lặng lẽ rút chiếc lược trong túi đưa vào tay bác Ba với mong muốn chuyển đến tay người con gái yêu thương của mình. Chiếc lược được người cha làm nên bởi những nhớ nhung khắc khoải và cả những ân hận trong những lần nỡ xuống tay đánh con mình. Chiếc lược người cha đã cặm cụi làm nên trong những giờ buông súng nghỉ ngơi, thỉnh thoảng lại mang ra chải tóc cho lược thêm bóng. Hình như ở cái giờ phút sinh li tử biệt đó, mọi đau thương đều nhường chỗ cho tình yêu thương, tình phụ tử. Chỉ có tình phụ tử là bất diệt trước mũi tên hòn đạn mà thôi.
Ta không thể phủ nhận một điều rằng hoàn cảnh của anh Sáu trong Chiếc lược ngà là một câu chuyện về tình cha con sâu sắc nhưng nó cũng chỉ là một trong vô số những câu chuyện gia đình cảm động trong hoàn cảnh chiến tranh thời bấy giờ. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã tạo nên một câu chuyện vô cùng ấn tượng, một điểm sáng chói lòa trong bầu trời văn học kháng chiến. Nó thể hiện tình người sâu sắc, tình cảm gia đình bất diệt dù trong mọi hoàn cảnh vẫn sáng ngời bất diệt. Và cũng chỉ có thứ tình cảm dung dị đó mới là động lực bất diệt khiến con người ta chiến đấu quả cảm và anh dũng đến vậy mà thôi.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
Em đọc lại bài viết và dựa vào Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật để đánh giá bài viết của bản thân. Ghi lại những điều em thích, chưa thích về bài viết và những kinh nghiệm rút ra để viết tốt hơn lần sau.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
Nguyễn Đình Thi
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
Nguyễn Du viết:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
nào phải để cho ta biết cảnh mùa xuân ra sao mà thôi, hai câu thơ làm chúng ta rung động với cái đẹp lạ lùng mà tác giả đã nhìn thấy trong cảnh vật, rung động với cảnh thiên nhiên mỗi mùa xuân lại như tái sinh, tươi trẻ mãi, và cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh ấy. Tất cả những cảnh, những tình, những con người, những sự việc của một cuốn tiểu thuyết, nếu chỉ làm cho trí tò mò hiểu biết của ta thoả mãn thì đóng quyển sách lại cũng không còn gì. Nhưng chúng ta đọc các dòng cuối cùng rồi, chúng ta biết hết đầu đuôi câu chuyện rồi, chúng ta biết nàng Kiều mười lăm năm chìm nổi những gì, hay là An-na Ca-rê-nhi-na (Anna Karenina) đã chết thảm khốc ra sao, chúng ta không còn cần biết gì thêm, mà vẫn còn ngồi mãi trước trang sách chưa muốn gấp, đầu óc bâng khuâng nặng những suy nghĩ, trong lòng còn vương vất những vui buồn không bao giờ quên được nữa: chúng ta vừa nghe thấy lời gửi từ mấy trăm năm trước của Nguyễn Du hay Tôn-xtôi.
Lời gửi của nghệ thuật không những là một bài học luân lí hay một triết lí về đời người, hay những lời khuyên xử thế, hay một sự thực tâm lí, hoặc xã hội. [...] Chúng ta nhận của những nghệ sĩ vĩ đại ấy không những là mấy học thuyết luân lí, triết học, mà tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng, phẫn khích, và biết bao nhiêu tư tưởng của từng câu thơ, từng trang sách, bao nhiêu hình ảnh đẹp đẽ mà đáng lẽ chúng ta không nhận ra đương hằng ngày chung quanh ta, một ánh nắng, một lá cỏ, một tiếng chim, bao nhiêu bộ mặt con người trước kia ta chưa nhìn thấy, bao nhiêu vẻ mới mẻ, bao nhiêu vấn đề mà ta ngạc nhiên tìm ra ngay trong tâm hồn chúng ta nữa. Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhoà đi, ánh sáng ấy bây giờ biến thành của ta, và chiếu toả lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. Những nghệ sĩ lớn đem tới được cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn.
[...] Lời gửi của văn nghệ là sự sống. Sự sống ấy toả đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức.
Có lẽ văn nghệ rất kị “trí thức hoá” nữa. Một nghệ thuật đã trí thức hoá thường là trừu tượng, khô héo. Nhưng văn nghệ vẫn nói nhiều nhất với cảm xúc, nơi đụng chạm của tâm hồn với cuộc sống hằng ngày. Vì văn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống, và cuộc sống là gì, nếu không phải trước hết là hành động, là làm lụng, là cần lao”. [...] Chỗ đứng của văn nghệ chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống hành động, cuộc đời sản xuất, cuộc đời làm lụng hằng ngày, giữa thiên nhiên và giữa những người làm lụng khác. Chỗ đứng chính của văn nghệ là ở tỉnh yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu trong đời sống thiên nhiên và đời sống xã hội của chúng ta. Cảm giác tình tự, đời sống cảm xúc, ấy là chiến khu chính của văn nghệ. Tôn-xtôi nói vắn tắt: Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.
Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một minh trên cao. Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, cho đến một bức tranh, một bản đàn, ngay khi làm chúng ta rung động trong cảm xúc, có bao giờ để trí óc chúng ta nằm lười yên một chỗ. Những nghệ sĩ không đến mở cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề khoa học hay triết học. Anh làm cho chúng ta nhìn, nghe, rồi từ những con người, những câu chuyện, những hình ảnh, những nỗi niềm của tác phẩm sẽ khơi mung lung trong trí óc ta những vấn đề suy nghĩ. Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng náu mình, yên lặng. Và cái yên lặng của một câu thơ lắng sâu xuống tư tưởng. Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng lại trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Cả tâm hồn chúng ta đọc, không phải chỉ có trí thức. Và khác với cách đọc riêng bằng trí thức, lần đọc thứ hai chậm hơn, đòi hỏi nhiều cố gắng hơn, nhiều chỗ chúng ta dừng lại hơn. Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy. [...]
(Trích trong Tuyển tập, Tập III, NXB Văn học, Hà Nội, 1997)
a. Nhận xét về cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan trong đoạn “Lời gửi của nghệ thuật ... cách sống của tâm hồn”.
b. Luận đề của văn bản là gì? Xác định bố cục và luận điểm của văn bản dựa vào gợi ý sau:
Bố cục của văn bản |
Luận điểm |
Phần 1 (Từ đầu đến “cách sống của tâm hồn”) |
Tác phẩm nghệ thuật vừa được xây dựng từ những vật liệu có sẵn, vừa gửi gắm lời nhắn gửi của người nghệ sĩ. |
Phần 2 …. |
|
Phần 3 …. |
|
c. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản. Những lí lẽ, bằng chứng trong đoạn cuối văn bản đã làm sáng tỏ luận đề như thế nào?
d. Em ấn tượng nhất với đoạn văn nào trong bài viết? Hãy chia sẻ ấn tượng ấy với các bạn.
đ. Có bạn trẻ cho rằng: Khi đọc tác phẩm truyện, chỉ cần tập trung vào cốt truyện cho thoả trí tò mò là đủ. Em có đồng ý với cách đọc này hay không? Từ nội dung văn bản và trải nghiệm đọc của bản thân, hãy trao đổi với bạn về cách đọc mà em cho là phù hợp nhất.
Câu 2:
Phân tích sự kết hợp giữa cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan trọng đoạn văn sau:
Chủ đề cách ứng xử với thiên nhiên được tô đậm hơn qua những chuyển biến trong nhận thức của nhân vật Hoài. Ban đầu, Hoài chưa hiểu quyết định trả tự do cho chim bồng chanh đỏ, nên đã trách anh Hiền. Lời nói của anh đã thức tỉnh Hoài, đồng thời thức tỉnh chúng ta những người đọc: “Nếu có đứa nào phá rối nhà mày thì mày tính sao... Vậy thì mày có muốn đóng vai thằng ăn cướp đối với gia đình con bồng chanh không?”. Những lời ấy khiến Hoài nhận ra giữa thiên nhiên và con người luôn có sự tương quan, chim bồng chanh cũng có mong muốn bảo vệ tổ ấm của nó, giống như con người. Vì thế, những điều ta không muốn xảy đến với mình, ta đừng gây ra cho tự nhiên và các loài vật. Từ đó, Hoài “thương đôi bồng chanh bây giờ đã tha con đến một cánh đồng nào, ở một đầm nước xa lạ, chúng lại cùng nhau xây tổ để tránh mưa tránh nắng...”. Tình thương ấy xuất phát từ lòng trắc ẩn và sự đồng cảm, dù muộn mằn. Vì hành động nhất thời của hai anh em, chim bồng chanh đã phải bỏ tổ để đi nơi khác. Chi tiết này nhắc nhở chúng ta cần cẩn trọng khi ứng xử với thiên nhiên, vì bất kì hành động vô tâm nào cũng có thể gây ra những tổn thương đối với muôn loài.
(Trích Bài văn phân tích, đánh giá truyện ngắn “Bồng chanh đỏ”,
Ngữ văn 9, tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam, 2024)
Câu 3:
Dùng Bảng kiểm kĩ năng viết văn bản nghị luận phân tích tác phẩm văn học: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật để tự đánh giá, rút kinh nghiệm từ văn bản Bài văn phân tích, đánh giá truyện ngắn “Bồng chanh đỏ”.
Câu 4:
Xác định phần trích dẫn trong các trường hợp sau. Chỉ ra sự khác biệt giữa những phần trích dẫn đó.
a. Tài nguyên rừng đang bị thu hẹp từng ngày, diện tích rừng tự nhiên che phủ giảm dần do khai thác trái phép, đất rừng bị chuyển qua đất nông, công nghiệp, các loài sinh vật quý hiếm đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Theo báo cáo số liệu năm 2005 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Việt Nam là nước phá rừng nguyên sinh đứng thứ hai thế giới.
(Theo Hồ Quang Trung, Hãy yêu mến, bảo vệ thiên nhiên, ngày 6/6/2010,
Ngữ văn 8, tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam, 2024)
b. Năm 2000, khi sang thăm Việt Nam, trong buổi nói chuyện với sinh viên ở Hà Nội, Tổng thống Mỹ Biu Clin-tơn (Bill Clinton) đã đọc thơ Hồ Xuân Hương dịch sang tiếng Anh. Ông Hen-ri Lốp-pơ (Henri Lopes), Phó Tổng Giám đốc UNESCO, trong bài tựa tập thơ Hồ Xuân Hương xuất bản ở Pa-ri (Paris) năm 1987, cũng đánh giá cao tài năng của nhà thơ bằng những lời nồng nhiệt: “Là nữ thi sĩ hay nữ nhạc sĩ, tôi không biết nữa, có điều nàng đã vĩnh viễn đổi thay vẻ đẹp những tiếng kêu thương của tâm hồn thoát ra trong bí mật những đêm tối hoặc những nơi cô tịch”.
(Theo Lưu Khánh Thơ, Kì nữ Hồ Xuân Hương –
Đời và thơ, https:/ /ct.qdnd.vn/,ngày 24/12/2021)
Câu 5:
Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống:
Đạo văn là hành vi ………………………. lời nói, ý tưởng, quan điểm,... của người khác và coi nó như là của riêng mình. Đây là hành vi ……………………………... trong học tập, nghiên cứu.
Để tránh lỗi đạo văn, chúng ta cần ……………………………… chính xác và đúng quy định khi sử dụng lời nói, ý tưởng, quan điểm,... của người khác.
Câu 6:
Thực hiện đề bài sau:
Đề bài: Từ các bài viết trong tập san, Câu lạc bộ đọc sách tổ chức buổi toạ đàm với chủ đề “Tình cảm gia đình qua một số tác phẩm văn học”.
Nhiệm vụ: Em hãy tham gia buổi toạ đàm để lắng nghe các bài trình bày, ghi chép và nhận xét về tính thuyết phục của ý kiến.
Yêu cầu:
– Chuẩn bị trước phiếu nghe và ghi chép.
– Ôn lại về các lỗi lập luận và bằng chứng để rút kinh nghiệm khi thuyết trình.
– Tập trung nghe và ghi chép nội dung bài nói một cách ngắn gọn, đầy đủ.
– Nhận xét về tính thuyết phục của ý kiến hoặc các lỗi lập luận (nếu có).
về câu hỏi!