Câu hỏi:
24/11/2024 23Tập làm văn
Em hãy viết một bức thư thăm hỏi khi nghe tin quê bạn gặp bão lũ.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Luyện tập
- Trình bày dưới dạng một bức thư, thăm hỏi khi nghe tin quê bạn gặp bão lũ, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Địa điểm, thời gian viết thư, lời chào, lí do viết thư.
Triển khai:
- Thăm hỏi tình hình người nhận thư: Gia đình cậu an toàn cả chứ? Nhà cửa và hoa màu có bị thiệt hại nhiều không? Mực và Mít hôm bão sợ hãi tiếng sấm thì có chạy lung tung không?
- Nói về tình hình của em: (1) Ở Hà Nội dạo này trời mưa nhiều, áo quần phơi mãi không khô được. Việc đi lại cũng gặp nhiều bất tiện. (2) Nhưng nó chẳng là gì so với mọi người ở trong đấy chống chọi với bão lũ cả.
- Lời động viên: Cậu hãy cố gắng lên nhé!
Kết thúc
- Lời chúc và lời hứa hẹn, chữ kí của người viết thư.
Bài làm tham khảo
Hà Nội, ngày 21 tháng 1 năm 2024
An Nhiên yêu quý!
Xem tivi và đọc báo, mình biết Đà Nẵng đã phải hứng chịu trận bão nặng nề vô cùng. Những video cảnh cơn bão quét qua thành phố, làng quê mà mình đau lòng quá. Mình lo lắng cho cậu lắm nên ngay khi vừa đi học về, mình đã viết thư cho cậu ngay.
Nhà cậu ở Đà Nẵng thế nào? Có bị bão gây ảnh hưởng nhiều không? Cả gia đình cậu đều bình an và khỏe mạnh chứ? Vườn hoa và những cây ổi trong vườn có bị mưa làm hỏng hết không? Mực và Mít hôm bão sợ hãi tiếng sấm thì có chạy lung tung không? Cậu hãy chia sẻ cho mình trong thư tới nhé.
Ở Hà Nội dạo này trời mưa nhiều, áo quần phơi mãi không khô được. Việc đi lại cũng gặp nhiều bất tiện. Nhưng nó chẳng là gì so với mọi người ở trong đấy chống chọi với bão lũ cả.
Cậu hãy cố gắng lên nhé!
Chúc cậu và gia đình sớm quay lại cuộc sống thường ngày. Có thời gian mình sẽ về thăm gia đình cậu.
Bạn của cậu
Hoa
Nguyễn Thị Hoa
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Tìm câu chủ đề trong đoạn văn dưới đây và cho biết vị trí của câu chủ đề đó:
Yết Kiêu là một người có tài bơi lặn. Nghe tin quân Nguyên xâm lược đất Việt, ông xin nhà vua cho ra trận chỉ với vũ khí là búa và dùi sắt để giết giặc. Một lần, khi đục thuyền giặc, ông bị chúng bắt. Ông nhanh trí vờ dẫn địch đi bắt người đục thuyền, rồi nhân lúc chúng sơ ý, ông nhảy xuống biển sâu trốn thoát.
Câu 3:
Dùng dấu “/” để ngăn cách hai thành phần chính trong các câu sau và ghi “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ:
a. Chim gáy tha thẩn, nhặt nhạnh cặm cụi sau người mót lúa.
b. Con chim gáy hiền lành, béo núc.
c. Những người lính và viên tướng đứng sững lại, nhìn chú lính nhỏ
Câu 4:
Đặt 1 câu có trạng ngữ chỉ mục đích hoặc nguyên nhân và gạch chân dưới trạng ngữ đó:
Câu 5:
Nghe – viết
BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
(Trích)
Buổi học cuối cùng, mai cô giáo đã xa
Cả lớp em bỗng trang nghiêm hơn trước
Ai cũng cố ngoan hơn mà không bù đắp được
Những phút giây lười, nghịch để cô buồn.
Nguyễn Thị Mai
Câu 6:
Gạch chân vào trạng ngữ của câu văn sau và cho biết trạng ngữ đó bổ thông tin gì cho câu:
Sớm sớm, từng đàn chim gáy sà xuống những thửa ruộng vừa gặt quang.
về câu hỏi!