Câu hỏi:
24/11/2024 52Đọc đoạn văn sau:
NGỤ NGÔN VỀ NGỌN NẾN
Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem lại ánh sáng cho cả căn phòng. Mọi người đều trầm trồ: “Ồ, nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất.”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung quanh.
Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”. Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm.
Mọi người trong phòng nhớn nhác bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm đèn dầu”. Mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được một chiếc đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên còn ngọn nến cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ.
Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi.
Bởi vì nó là ngọn nến.
(Theo nguồn Internet)
Vì sao khi được đốt sáng, ngọn nến rất vui sướng?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
B. Vì ngọn nến thấy ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem ánh sáng cho cả nhà, nó thấy mình có ích.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Ngọn nến có kết cục như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
A. Bị bỏ trong ngăn kéo, nằm buồn thiu, khó có dịp cháy sáng nữa.
Câu 3:
Ngọn nến hiểu ra điều gì?
Lời giải của GV VietJack
D. Hạnh phúc là được cháy sáng, sống có ích cho mọi người, dù sau đó có thể sẽ tan chảy đi.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy cho biết tác dụng của dấu gạch ngang trong câu sau:
Theo kế hoạch, năm mới 2012 sẽ có cầu truyền hình Hà Nội – Huế – Thành phố Hồ Chí Minh. |
Câu 2:
Tập làm văn
Em hãy viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện đã nghe, đã đọc.
Câu 3:
Em hãy thêm chủ ngữ cho các câu văn dưới đây:
a) ...........................giúp em kẻ những dòng kẻ ngay ngắn, thẳng hàng.
b) ................................. chăm chỉ theo mẹ tìm giun.
Câu 4:
Dùng dấu “/” để ngăn cách hai thành phần chính trong các câu sau và ghi “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ:
a) Chùa Một Cột nằm ở trung tâm Hà Nội.
b) Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn màng.
Câu 5:
Gạch chân vào từ không cùng nhóm và đặt câu với từ đó:
a) ăn, chạy, đàn gà, ngủ.
b) đàn cò, cánh đồng, con trâu, cày.
Câu 6:
Nghe – viết
CÂY GẠO
(Trích)
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng, ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
Theo Vũ Tú Nam
về câu hỏi!