Câu hỏi:
24/11/2024 16Đọc đoạn văn sau:
THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.
Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.
Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh. Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới. Lúc ấy trời đã khuya nên Lãn Ông hẹn đến khám kĩ mới cho thuốc. Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Lãn Ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.”
Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ.
Suốt đời, Lãn Ông không vướng vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình:
Công danh trước mắt trôi như nước,
Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.
Theo Trần Phương Hạnh
Thầy thuốc trong bài có tên là gì?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
C. Hải Thượng Lãn Ông.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Hải Thượng Lãn Ông đã làm những gì để giúp người thuyền chài và đứa bé?
Lời giải của GV VietJack
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 3:
Qua câu chuyện trên, em thấy Hải Thượng Lãn Ông là người như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
B. Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:
Nhiều câu thơ trong trẻo, hồn nhiên như lời đồng dao: “Hạt gạo làng ta/ Có vị phù sa/ Của sông Kinh Thầy...”.
(Theo Nguyễn Trọng)
Câu 2:
Em hãy tìm câu chủ đề của đoạn văn sau:
Chim sâu lích rích trong vòm lá. Họa mị uống trọn giọt sương trong vắt để giọng hát trong trẻo, véo von. Chèo bẻo kêu loách choách. Chìa vôi vừa hót ríu rít vừa nhảy nhót, xòe đuôi bạc lấp loáng nắng. Tiếng chim hót nghe thật vui tai.
Câu 3:
Đặt câu:
a) Câu có chủ ngữ là danh từ riêng chỉ tên người:
b) Câu có chủ ngữ là danh từ riêng chỉ tên địa phương:
c) Câu có chủ ngữ là danh từ chỉ hiện tương tự nhiên:
Câu 4:
Tập làm văn
Em hãy viết một bức thư thăm hỏi người bạn mà em yêu quý.
Câu 5:
Nghe – viết
BAY CÙNG ƯỚC MƠ
(Trích)
Đuổi bắt nhau chán, chúng tớ nằm lăn ra bãi cỏ ở lưng đồi. Từ đây nhìn xuống làng, thật khó có bức tranh nào đẹp hơn. Những mái nhà cao thấp, nhấp nhô. Những rặng dừa cao vút ôm quanh ao phủ đầy bèo tây hoa nở tím lịm. Những vườn mía lá xanh rờn. Những vườn rau xanh mướt, với rất nhiều bù nhìn làm bằng rơm vàng óng hoặc nâu sậm, gắn thêm các mảnh áo mưa bay phấp phới.
Theo Văn Thành Lê
Câu 6:
Em hãy xếp các từ được gạch chân vào các nhóm thích hợp:
Nhưng chính chuồn chuồn kim lại dẫn đường cho Mai đến với khu vườn kì diệu. Cơn mưa buổi sáng đã gột sạch bụi bặm trên những tàu lá. Những đốm nắng vàng đậu trên thảm cỏ, mấy con bọ ngựa màu xanh đang ngủ say trên tàu lá chuối, vài con cánh cam vừa cựa mình, hai con bướm trắng đang khẽ rung đôi cánh mềm mại như sắp sửa bay lên.
(Theo Dương Hằng)
- Danh từ chỉ người:
- Danh từ chỉ vật:
- Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên:
về câu hỏi!