Câu hỏi:
25/11/2024 38Đọc đoạn văn sau:
CHO VÀ NHẬN
Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
Khi nhìn thấy tôi cầm cuốn sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện mà dẫn tôi tới bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.
– Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.
Thấy vậy, cô liền kể cho tôi nghe một câu chuyện. Chuyện rằng: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng kính cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.
Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì đó để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho người khác với tấm lòng tận tụy.
(Xuân Lương)
Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
C. Cô kể cho bạn nhỏ nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyển tiếp món quà cho người khác.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Việc cô giáo thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
B. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận; cô là người luôn sống vì người khác.
Câu 3:
Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
Lời giải của GV VietJack
B. Trong cuộc sống, không nên chỉ biết nhận mà còn phải biết cho đi.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Đặt câu:
a) Đặt câu có chứa danh từ riêng chỉ tên người.
b) Đặt câu có chứa danh từ riêng chỉ tên địa phương.
c) Đặt câu có chứa danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên.
Câu 3:
Em hãy tìm các danh từ có trong các câu sau:
a) Ông tôi đang đọc báo.
b) Nàng Vọng Phu hóa đá.
Câu 4:
Em hãy chỉ ra tác dụng của biện pháp nhân hóa trong hai khổ thơ sau:
Đứng đâu là cao đấy
Mà chẳng che lấp ai
Dáng khiêm nhường, mảnh khảnh
Da bạc thếch tháng ngày.
Mà tấm lòng thơm thảo
Đỏ môi ngoại nhai trầu
Thương yêu đàn em lắm
Cho cưỡi ngựa tàu cau.
Câu 5:
Em hãy đặt một câu với từ ngữ chứa tiếng “kết” có nghĩa là “gắn bó”:
Câu 6:
Nghe – viết
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
(Trích)
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Theo Tạ Duy Anh
về câu hỏi!