Câu hỏi:
25/11/2024 33Tập làm văn
Em hãy viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện đã nghe, đã đọc.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Luyện tập
- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, nêu lí do em thích một câu chuyện đã nghe, đã đọc, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu về câu chuyện: Tên câu chuyện: “Bó đũa”.
Triển khai:
- Lí do yêu thích câu chuyện: (1) Đó là câu chuyện em thích nhất về tình cảm gia đình. (2) Câu chuyện kể về một người cha đã dạy cho các con của mình biết hòa thuận, yêu thương lẫn nhau.
- Dẫn chứng: (1) Bằng bài học về chiếc bó đũa, người cha đã khuyên các con rằng: “Chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Thế nên anh em trong nhà phải biết yêu thương, đùm bọc và đoàn kết với nhau”. (2) Chi tiết “người cha thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng” thể hiện rõ sự thất bại, yếu đuối khi chỉ đơn lẻ một mình.
Kết thúc
- Khẳng định lại ý kiến của em đối với câu chuyện.
Bài làm tham khảo
Ngay từ ngày bé, em đã được nghe mẹ kể câu chuyện “Bó đũa”. Đó là câu chuyện em thích nhất về tình cảm gia đình. Câu chuyện kể về một người cha đã dạy cho các con của mình biết hòa thuận, yêu thương lẫn nhau. Bằng bài học về chiếc bó đũa, người cha đã khuyên các con rằng: “Chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Thế nên anh em trong nhà phải biết yêu thương, đùm bọc và đoàn kết với nhau”. Chính những lời dạy ấy đã mang đến cho các con những bài học quý giá trong cuộc sống, về sự đoàn kết sẽ làm được mọi thứ không thể, bài học biết chia sẻ và yêu thương lẫn nhau. Nhân vật người cha đóng vai trò quan trọng trong cả câu chuyện. Nhờ có nhân vật này mà tình cảm của các anh em đã được gắn kết. Em còn đặc biệt ấn tượng với chi tiết “người cha thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng”. Chi tiết này đã thể hiện rõ sự thất bại, yếu đuối khi chỉ đơn lẻ một mình. Dù được nghe đã lâu nhưng câu chuyện vẫn luôn có dấu ấn khó phai trong lòng em.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây?
Bài viết này đề cập đến các vấn đề sau:
– Khái niệm gạch ngang, gạch nối.
– Phân biệt gạch ngang, gạch nối.
– Lý do không nên nhầm lẫn giữa gạch ngang và gạch nối.
– Cách xử lý gạch nối thành gạch ngang và ngược lại.
Câu 3:
Em hãy điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ô trống sau:
Trường tiểu học Cao minh
Loan là học sinh lớp 4A1.
Tổ chức y tế thế giới
Câu 4:
Đặt câu:
a) Câu có chủ ngữ chỉ người:
b) Câu có vị ngữ chỉ hoạt động:
c) Câu có vị ngữ chỉ đặc điểm của sự vật:
Câu 5:
Dùng dấu “/” để ngăn cách hai thành phần chính trong các câu sau và ghi “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ:
a) Đàn cò sải cánh bay.
b) Hai anh em thằng Mên tìm đến cái ổ chim chìa vôi.
Câu 6:
Nghe – viết
NGÀY HỘI RỪNG XANH
(Trích)
Nấm mang ô đi hội
Tới suối, nhìn mê say:
Ơ kìa, anh cọn nước
Đang chơi trò đu quay!
Vương Trọng
Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 20)
Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Tiếng Việt 4 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 8)
Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 3)
Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 CTST có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 1)
về câu hỏi!