Câu hỏi:
25/11/2024 35Đọc đoạn văn sau:
QUẢ CẦU TUYẾT
Tuyết rơi ngày càng dày.
Một đám học sinh vừa ra khỏi cổng trường, chúng nắm những quả cầu bằng thứ tuyết ẩm, cứng và nặng như đá, ném vào nhau. Vỉa hè rất đông người qua lại.
Bỗng người ta nghe một tiếng hét to bên kia đường và thấy một cụ già đang lảo đảo, hai tay úp lấy mặt. Bên cạnh cụ, một em bé kêu: “Cứu ông cháu với!”.
Lập tức, mọi người từ tứ phía đổ tới. Cụ già tội nghiệp bị một quả cầu tuyết đập trúng mắt. Cụ đeo kính, kính vỡ, mảnh vỡ đâm vào mắt cụ. Đám học trò hoảng sợ bỏ chạy.
Đám đông vây quanh cụ già. Mấy người qua đường thét hỏi: “Đứa nào ném? Đứa nào? Nói mau!”. Người ta khám tay đám trẻ để xem có ướt vì tuyết không. Ga-rốp-phi run lẩy bẩy, mặt nhợt nhạt.
Ga-rô-nê bảo Ga-rốp-phi:
– Cậu thú nhận đi. Để một người khác bị bắt thì thật hèn nhát!
– Mình không cố ý mà! – Ga-rốp-phi trả lời và run như một tàu lá.
– Nhưng cậu vẫn phải làm! – Ga-rô-nê nói.
– Mình không đủ can đảm.
– Đừng sợ. Mình sẽ bảo vệ cậu. – Ga-rô-nê nói một cách quả quyết, nắm cánh tay bạn, dìu bạn đi như một người bệnh.
Vừa trông thấy Ga-rốp-phi, người ta biết rằng chính cậu là thủ phạm. Vài người bước tới, giơ cánh tay lên. Nhưng Ga-rô-nê đã đứng chắn ngay trước mặt bạn và nói:
– Các bác định đánh một đứa trẻ à?
Những nắm tay đều bỏ xuống. Một người dẫn Ga-rốp-phi đến nới người ta đã đưa cụ già bị thương vào.
Cụ già ngồi trên ghế, tay bưng mắt kính.
Ga-rốp-phi khóc òa lên và ôm hôn đôi bàn tay của cụ già. Cụ già quạng tìm cái đầu của cậu bé biết hối hận và xoa tóc nó:
– Cháu là một cậu bé dũng cảm.
(Theo A-mi-xi)
Quả cầu tuyết làm cụ già bị thương ở đâu?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
A. Bị thương ở mắt
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Vì sao cụ già khen cậu bé dũng cảm?
Lời giải của GV VietJack
C. Vì cậu bé dám dũng cảm nhận lỗi.
Câu 3:
Em học được điều gì thông qua câu chuyện trên?
Lời giải của GV VietJack
D. Dũng cảm nhận lỗi và sửa sai khi mình mắc lỗi.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy tìm lời nói trực tiếp trong đoạn văn sau:
Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt mặt trận”, là “đầy tớ trung thành của nhân dân”.
Ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói:
“Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”
Câu 2:
Dùng dấu “/” để ngăn cách hai thành phần chính trong các câu sau và ghi “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ:
a) Lý Thường Kiệt là danh tướng Việt Nam thế kỉ XI.
b) Tên tuổi của ông gắn với chiến thắng chống quân xâm lược nhà Tống.
Câu 3:
Dựa vào bức tranh sau dưới đây, em hãy đặt một câu có sử dụng trạng ngữ chỉ thời gian và một trạng ngữ chỉ mục đích:
Câu 4:
Nghe – viết
TIẾNG CHỔI TRE
Nhớ em nghe
Tiếng chổi tre
Chị quét
Những đêm hè
Đêm đông gió rét
Tiếng chổi tre
Sớm tối
Đi về
Giữ sạch lề
Đẹp lối
Em nghe!
Tố Hữu
Câu 5:
Đặt 1 câu có trạng ngữ chỉ mục đích hoặc nguyên nhân và gạch chân dưới trạng ngữ đó:
Câu 6:
Tập làm văn
Em hãy viết bài văn miêu tả cây phượng ở sân trường em.
về câu hỏi!