Câu hỏi:
27/11/2024 397Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
LỄ CÚNG CƠM MỚI – NÉT VĂN HÓA CỦA ĐỒNG BÀO TÂY NGUYÊN
Lễ Cúng Cơm Mới được tổ chức hàng năm sau vụ mùa thu hoạch để các dân tộc thiểu số như Xơ Đăng, Ê-đê, Thái...tạ ơn trời đất vì đã cho một vụ mùa bội thu. Tại Tây Nguyên, đây là một trong những lễ hội đặc trưng, phổ biến ở nhiều địa phương trong đó có Lâm Đồng.
1. Lịch sử hình thành Lễ Cúng Cơm Mới
Từ xa xưa, sau mỗi vụ mùa, các dân tộc sinh sống tại khu vực Tây Nguyên đều tổ chức lễ hội ăn mừng lúa mới về nhà và nấu những bữa cơm đầu tiên bằng hạt thóc vừa thu hoạch. Lễ hội này có ý nghĩa tôn vinh lúa gạo mà thần linh đã ban cho con người, thể hiện lòng thành kính với trời đất, thần sông thần suối, thần gió thần mưa, thần sấm, thần đất đã cho người dân mưa thuận, gió hòa, làm ăn thuận lợi.
Với mỗi dân tộc, mỗi địa phương lại có những cách tổ chức cúng mừng vụ mùa thu hoạch khác nhau. Cho đến hiện nay, khi văn hóa ngày càng có sự giao thoa thì lễ hội này đã có tên gọi chung là Lễ Cúng Cơm Mới, được biết đến là lễ hội đặc trưng của nhiều dân tộc, vừa có nét giống vừa có nét khác biệt. Đối với du khách muốn tìm hiểu về văn hóa và lễ hội của người dân địa phương tại Tây Nguyên thì đây chắc chắn là lễ hội bạn tuyệt đối không nên bỏ lỡ.
2. Đôi nét về Lễ Cúng Cơm Mới truyền thống
2.1. Cách tổ chức Lễ Cúng Cơm Mới
Khác với các lễ hội khác, khi người dân trong thôn bản sẽ tập trung để tổ chức cùng nhau thì Lễ Cúng Cơm Mới lại tổ chức tuần tự từ nhà này sang nhà khác. Những gia đình trong buôn đã sắp xếp và thỏa thuận từ trước, vì thế sẽ cùng hợp tác để lễ hội diễn ra suôn sẻ nhất.
Quy mô Lễ Cúng Cơm Mới tại mỗi nhà cũng sẽ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện gia đình cũng như lượng lúa gạo thu hoạch được của vụ mùa năm ấy. Các gia đình bội thu sẽ tổ chức rất lớn, mời hàng xóm bà con cùng đến chung vui, cùng ăn uống nhảy múa, có thể kéo dài trong một ngày hoặc thậm chí vài ngày. Đối với những gia đình khó khăn hơn, Lễ Cúng Cơm Mới sẽ được diễn ra đơn giản, tiết kiệm, giản lược để phù hợp với điều kiện kinh tế. Quy mô tổ chức lễ hội này cũng được coi là một trong những biểu hiện để phân biệt tầng lớp giàu nghèo của các dân tộc thiểu số.
2.2. Ý nghĩa Lễ Cúng Cơm Mới
Như đã đề cập, Lễ Cúng Cơm Mới trước hết là để ăn mừng vụ mùa, ăn mừng lúa thóc về nhà. Bên cạnh đó đây cũng là dịp để người dân cúng thần, cúng hồn lúa, cúng tổ tiên, gửi gắm những mong cầu về sức khỏe cho gia đình, mong cầu những vụ mùa sau tiếp tục được bội thu, được lúa thóc đầy bồ.
Bên cạnh đó, Lễ Cúng Cơm Mới còn là dịp để người dân trong bản quây quần lại để vui chơi, tiếng cồng chiêng nổi lên, nhảy múa ca hát suốt ngày đêm. Đặc biệt với những năm thời tiết thuận lợi, cả bản đều bội thu thì lễ hội này như kéo dài vô tận, từ nhà này qua nhà khác, tụ họp vui chơi không ngừng nghỉ.
(Nguồn: https://mia.vn, Tuyết Trịnh)
Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn B
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 3:
Văn bản đề cập đến những thông tin cơ bản nào?
Lời giải của GV VietJack
Chọn B
Câu 4:
Nhan đề văn bản gợi cho em nghĩ đến hoạt động văn hóa nào?
Lời giải của GV VietJack
Chọn A
Câu 5:
Tác dụng của dấu chấm lửng trong câu văn “Lễ Cúng Cơm Mới được tổ chức hàng năm sau vụ mùa thu hoạch để các dân tộc thiểu số như Xơ Đăng, Ê-đê, Thái...” là gì?
Lời giải của GV VietJack
Chọn C
Câu 6:
Nghĩa của từ “bội thu” được sử dụng trong văn bản trên là gì?
Lời giải của GV VietJack
Chọn A
Câu 7:
Lễ Cúng Cơm Mới có điểm gì khác so với các lễ hội khác?
Lời giải của GV VietJack
Chọn C
Câu 8:
Ý nghĩa của Lễ Cúng Cơm Mới là gì?
Lời giải của GV VietJack
Chọn A
Câu 9:
Thông điệp ý nghĩa nhất mà em cảm nhận được từ văn bản trên là gì? Từ đó, hãy liên hệ thực tế trong cuộc sống.
Lời giải của GV VietJack
- HS chỉ ra thông điệp ý nghĩa nhất mà em cảm nhận được từ văn bản
- Liên hệ thực tế trong cuộc sống.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 5:
Tác dụng của dấu chấm lửng trong câu văn “Lễ Cúng Cơm Mới được tổ chức hàng năm sau vụ mùa thu hoạch để các dân tộc thiểu số như Xơ Đăng, Ê-đê, Thái...” là gì?
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề kiểm tra Cuối Học kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề 01 có đáp án
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề thi Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 01 có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 5)
về câu hỏi!