Câu hỏi:
27/11/2024 1,090Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
ĐÔI BÀN TAY
Ngày còn nhỏ, con thích nhất là cầm đôi bàn tay của mẹ áp vào má, vuốt lên tóc con. Lớn thêm chút nữa, khi con bắt đầu nhận thức được thế giới xung quanh thì đôi bàn tay ấy đã chai sần với những lớp nám đen, phía dưới lớp da là những vết chai cứng ngắt. Vậy mà con vẫn không thấy mẹ than phiền khi con hỏi: “Mẹ ơi mẹ không lo lắng gì về đôi tay chai sần của mình sao?”. Mẹ dịu dàng bảo: “Tay mẹ chai để đổi lấy tay con mịn đấy!”. Nói rồi mẹ lại ôm con vào lòng.
Không quản ngại khó khăn, đôi tay ấy làm đủ mọi chuyện từ nấu cơm, đan thêu quần áo đến băm chuối nấu cháo cho heo ăn, cuốc đất, làm ruộng. Vết chai này nối tiếp vết chai khác làm tay mẹ ngày càng dày hơn, thô hơn. Mẹ biết không, nhiều lúc con ganh tị với nhỏ bạn khi đôi tay của mẹ bạn trắng và đẹp hơn tay mẹ. Nhưng thời gian đã làm cho con lớn khôn, tình yêu thương của mẹ đã nuôi con trưởng thành, và cuối cùng con cũng nhận thức được đôi bàn tay chai sần của mẹ là đôi bàn tay đẹp nhất và ấm áp nhất.
Lần đầu tiên đi học, đôi tay mẹ đã dắt con, lúc con bị vấp ngã cũng là đôi bàn tay ấy nâng con dậy, khi con ốm thì chính đôi bàn tay nhọc nhằn sớm hôm ấy đã thức suốt đêm chườm khăn nóng, sờ trán con, và khi con hư thì đôi bàn tay của mẹ đã dạy con nên người. Đôi bàn tay ấy dù là ôm con, dù là nâng niu con nhưng không bao giờ che cho những lỗi lầm của con. Đôi bàn tay của mẹ đã dạy cho con cách yêu thương, cách sống tự lập, cách đương đầu với khó khăn thử thách dù là trong cô độc. Chính đôi bàn tay của mẹ đã âm thầm đứng phía sau tiếp thêm sức mạnh cho con, giúp con vượt qua mọi trở ngại.
Khi con thất bại, đôi bàn tay của mẹ luôn ở bên cạnh con, động viên khích lệ: “Mỗi lần ngã là một lần bớt dại con à!”. Khi con thành công, đôi bàn tay của mẹ ôm ấp con và nói: “Cố lên con nhé!”.
Dù chưa một lần mẹ nói yêu con nhưng bấy nhiêu đó thôi con cũng biết rằng mẹ yêu con nhiều lắm. Bụi thời gian có thể làm phai mờ đi tất cả nhưng làm sao có thể làm vơi đi nỗi nhọc nhằn vất vả đã in hẳn lên đôi bàn tay ấy phải không mẹ? Con sẽ cố gắng, cố gắng thật nhiều để đạt được thành công trong học tập và trong cuộc sống. Con sẽ không làm mẹ phải thất vọng. Con hứa với mẹ là con sẽ làm được. Chắc chắn là thế phải không mẹ, bởi con đã được thừa hưởng tính nhẫn nại và kiên cường từ mẹ!
(Nguồn: https://tuoitre.vn)
Văn bản trên thuộc thể lại nào?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn C
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Văn bản trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
Lời giải của GV VietJack
Chọn D
Câu 3:
Người con trong văn bản bày tỏ cảm xúc về điều gì?
Lời giải của GV VietJack
Chọn D
Câu 4:
Thành phần trạng ngữ trong câu văn “Ngày còn nhỏ, con thích nhất là cầm đôi bàn tay của mẹ áp vào má, vuốt lên tóc con” là cụm từ nào?
Lời giải của GV VietJack
Chọn A
Câu 5:
Biện pháp tu từ nổi bật nào được sử dụng trong đoạn văn sau: “Đôi bàn tay ấy dù là ôm con, dù là nâng niu con nhưng không bao giờ che cho những lỗi lầm của con. Đôi bàn tay của mẹ đã dạy cho con cách yêu thương, cách sống tự lập, cách đương đầu với khó khăn thử thách dù là trong cô độc.”?
Lời giải của GV VietJack
Chọn B
Câu 6:
Tác dụng của câu hỏi tu từ “Bụi thời gian có thể làm phai mờ đi tất cả nhưng làm sao có thể làm vơi đi nỗi nhọc nhằn vất vả đã in hằn lên đôi bàn tay ấy phải không mẹ?” là gì?
Lời giải của GV VietJack
Chọn D
Câu 7:
Đôi bàn tay mẹ đã giúp con như thế nào trong cuộc sống?
Lời giải của GV VietJack
Chọn D
Câu 8:
Thông điệp mà văn bản muốn gửi tới chúng ta là gì?
Lời giải của GV VietJack
Chọn C
Câu 9:
Vì sao người con nói rằng: “Dù chưa một lần mẹ nói yêu con nhưng bấy nhiêu đó thôi con cũng biết rằng mẹ yêu con nhiều lắm.”?
Lời giải của GV VietJack
Câu 10:
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu cảm nhận của em về tình yêu thương của người con trong văn bản dành cho người mẹ kính yêu của mình.
Lời giải của GV VietJack
HS nêu cảm nhận về tình yêu thương của người con trong văn bản dành cho người mẹ kính yêu của mình.
- Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng)
- Đảm bảo yêu cầu nội dung.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phần 2: Viết (4 điểm)
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng trong truyện “Người đàn ông cô độc giữa rừng” của Đoàn Giỏi.
Câu 4:
Thành phần trạng ngữ trong câu văn “Ngày còn nhỏ, con thích nhất là cầm đôi bàn tay của mẹ áp vào má, vuốt lên tóc con” là cụm từ nào?
Câu 5:
Biện pháp tu từ nổi bật nào được sử dụng trong đoạn văn sau: “Đôi bàn tay ấy dù là ôm con, dù là nâng niu con nhưng không bao giờ che cho những lỗi lầm của con. Đôi bàn tay của mẹ đã dạy cho con cách yêu thương, cách sống tự lập, cách đương đầu với khó khăn thử thách dù là trong cô độc.”?
Câu 6:
Tác dụng của câu hỏi tu từ “Bụi thời gian có thể làm phai mờ đi tất cả nhưng làm sao có thể làm vơi đi nỗi nhọc nhằn vất vả đã in hằn lên đôi bàn tay ấy phải không mẹ?” là gì?
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề kiểm tra Cuối Học kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề 01 có đáp án
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 5)
Đề thi cuối học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề thi Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 01 có đáp án
về câu hỏi!