Câu hỏi:
27/11/2024 584Đọc văn bản:
“... Tôi vẫn còn nhớ mẹ thường hay nói với tôi, khi một ai đó buồn, họ cần rất nhiều người để chia sẻ. Nỗi buồn chỉ vơi đi bằng tình thương chứ không phải có một phương thuốc nào hết. Khi chia sẻ một nỗi buồn, chúng ta sẽ không buồn hơn, nhưng người khác lại vui hơn. Và đừng bao giờ quay lưng lại với một người như vậy. Họ cần những khuôn mặt hơn là những viên thuốc. Họ cần những bàn tay, những tô cháo, những quả ổi hái để đầu giường. Họ cần mỗi buổi tối ghé lại ngồi với họ trong im lặng. Họ cần chúng ta dẫn họ lên đồi cuốc một mảnh vườn, và thỉnh thoảng hỏi có thích ăn bắp rang không...
Xe đã đậu trong sân. Chú Hùng ẵm cô Hồng vào nhà. Tôi chạy theo. Khuôn mặt cô xanh xao nhìn kinh sợ lắm. Mẹ tôi lấy cái gối dằn cho cô rồi đốt một lò than.
Mẹ nói lớn:
- Cái thằng Hùng này, lựa than gì mà khói nhiều quá. Kiểu này hấp người ta không bằng.
Mẹ nói vậy thôi, chẳng thấy khói gì cả. Ðể lò than xuống gầm giường, mẹ sai chú Hùng đào củ gừng. Rồi mẹ lấy chổi ra quét nhà soàn soạt.
Mẹ nói:
- Ðóng cái cửa này lại, gió độc lắm!
Mẹ sai chú Hùng mua cá về kho khô. Mẹ bảo cột con bò lại coi chừng nó ăn đám mì. Mẹ xuống nhà bếp khua chén rổn rảng. Mẹ xắn ống tay áo lên, sắp đặt mọi việc một cách ồn ào.
Mẹ nói:
- Cứ làm như vậy cho tôi, còn mọi việc tôi lo. Mấy anh đàn ông cứ là vô tích sự!
Tôi đến ngồi bên cô Hồng nắm chặt lấy tay tôi.
Tôi nói:
- Chừng nào cô khỏi bệnh, cô đan cho con chiếc nón len nhé. Con thích chiếc nón có nhiều tua và cái mũi dài dài.
Cô gật đầu. Tôi nói tiếp:
- Cô có thích ăn bắp rang không?
Cô lắc đầu nhưng mỉm cười với tôi.
Mẹ nói:
- Con đừng hỏi cô nữa, để cô nghỉ mệt.
Tôi đi ra ngoài nhưng vẫn nhớ nụ cười đó, bởi vì nó là nụ cười đầu tiên từ lúc cô đánh mất em bé. Một nụ cười trên khuôn mặt buồn.
Chiều tối mẹ mới về nhà với vẻ mệt mỏi. Ngồi trên bậc cửa, mẹ lấy lược ra gỡ tóc. Mẹ cứ chải mãi, chải mãi. Bố thắp đèn lên rồi mắc cái võng ra nằm. Tôi đến ngồi gần nhưng mẹ chẳng hay, có lẽ đang nghĩ ngợi cái gì đó. Lâu lâu lại thở dài. Tôi nhìn ra đường thấy gió cứ thổi suốt. Những ngọn cây như dính lại với nhau trong màu tối tối. Ðêm nay, nếu như trời không mưa, lúc 8 giờ trăng sẽ sáng lắm. Còn nếu như trời mưa thì tiếng đưa võng của bố sẽ không còn nghe thấy nữa. Những giọt mưa trên mái nhà luôn ồn ào, nhưng nếu nó không ồn ào có lẽ tôi không còn thích chúng.
Tôi nói với mẹ:
- Mẹ ơi, hồi chiều cô Hồng cười với con.
- Ừ, cô nhắc con mãi đó.
Con còn hứa sẽ đan cho con một cái nón len.
- Ừ!
- Mẹ có tin cô Hồng sẽ hết buồn khi ngồi đan nón không?
- Mẹ tin.
- Nhưng chú Hùng sẽ không hết buồn. Con thấy chú ra nhà sau ngồi một mình. Chú cũng chẳng thèm cột con bò.
- Không sao đâu con.
- Ngày mai con sang chơi với cô Hồng được không?
- Ðược. Nhưng con phải hỏi cô có đồng ý không đã.
- Con biết rồi.
Trăng đã lên, sáng vằng vặc. Có nghĩa là trời không mưa. Những đám mây trắng tinh như gấu bông bay nhởn nhơ; lúc thì bay qua, lúc thì bay lại, có lúc dồn ép vào nhau như những núi tuyết. Lại có một đám mây như hình em bé trôi nhẹ đi, cổ quàng một chiếc khăn lớn. Mặt trăng tròn vành vạnh nhô ra ở giữa như cái nôi bập bềnh, lúc thì lồng bên dưới đứa trẻ, lúc thì chạy lên phía trên không thể nào đoán trước được. Người ta nói trong mặt trăng có chị Hằng. Chị Hằng đẹp lắm nên lúc nào cũng giấu mặt trong những lưới mây. Tôi chỉ thích trong mặt trăng có một đứa bé như con của cô Hồng chẳng hạn. Một đứa bé sẽ làm cô Hồng cười khi từ trạm xá về, chú Hùng sẽ không khóc, mọi người đến thăm cô có cái để bồng, để ha hả. Người ta sẽ không né câu hỏi: “Em bé đâu rồi?”. Người ta sẽ nói: “Cho tôi ẵm bé Thương một chút coi”. Cô Hồng sẽ có cớ lâu lâu than phiền: “Dạo này con bé quậy quá. Em chẳng ngủ gì được”. Chú Hùng đi làm về sẽ hỏi: “Con gái ở nhà có hư không”, hoặc sẽ đùa: “Cô ở đâu mà cứ đến nhà tui khóc nhè vậy cà!”.
Mẹ tôi nói một đứa bé sẽ trao cho người phụ nữ một cái quyền thiêng liêng nhất, quyền làm mẹ. Không có đứa bé, họ sẽ không được làm mẹ. Họ sẽ đau khổ lắm. Họ sẽ thấy mình mất đi một nửa cuộc đời. Bởi cuộc đời người phụ nữ luôn gắn liền với đứa bé, là kho báu quý giá không có gì có thể đánh đổi với họ.”
(Nguyễn Ngọc Thuần.
trích Chương 12. Một ngày bí mật - Vừa nhắm mắt vừa mở của sổ)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Phương thức biểu đạt: Tự sự
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Đoạn trích có những nhân vật nào?
Lời giải của GV VietJack
Đoạn trích có những nhân vật: nhân vật tôi (cậu bé), cha, mẹ, chú Hùng, cô Hồng.
Câu 3:
Theo tác giả, những người đang buồn họ cần những điều gì?
Lời giải của GV VietJack
Khi một ai đó buồn, họ cần:
+ rất nhiều người để chia sẻ.
+ cần những khuôn mặt hơn là những viên thuốc.
+ cần những bàn tay, những tô cháo, những quả ổi hái để đầu giường.
+ cần mỗi buổi tối ghé lại ngồi với họ trong im lặng.
+ cần chúng ta dẫn họ lên đồi cuốc một mảnh vườn, và thỉnh thoảng hỏi có thích ăn bắp rang không...
Câu 4:
Trong văn bản, tác giả viết “ Nỗi buồn chỉ vơi đi bằng tình thương chứ không phải có một phương thuốc nào hết”. Từ nhận định trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu suy nghĩ của em về ý kiến đó.
Lời giải của GV VietJack
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
Thể hiện rõ suy nghĩ của bản thân một cách hợp lý về quan điểm “Nỗi buồn chỉ vơi đi bằng tình thương chứ không phải có một phương thuốc nào hết”.
+ Nêu ý kiến của bản thân.
+ Đưa ra lí giải hợp lí.
+ Có dẫn chứng.
+ Liên hệ, mở rộng, khẳng định quan điểm của bản thân
Có thể dựa theo gợi ý sau:
+ Quan điểm trên là rất đúng đắn: nỗi buồn sẽ vơi đi khi ta nhận được tình yêu thương từ mọi người xung quanh.
+ Tình yêu thương khiến người được chia sẻ quên đi nỗi buồn đau.
+ Nó khiến họ cảm nhận được sự qua tâm, sự ấm áp từ người khác.
+ Nó cho họ sức mạnh để vượt qua những tiêu cực, buồn chán.
+ Nó khiến người với người sống yêu thương, ấm áp hơn, văn minh hơn.
+ Dẫn chứng: có thể lấy dẫn chứng từ câu chuyện hoặc những câu chuyện truyền cảm hứng trong cuộc sống (ví dụ: tình yêu thương của bé Sơn giúp nỗi buồn, cái tủi, cái buồn của bé Hiên trong truyện “Gió lạnh đầu mùa” vơi bớt)
+ Liên hệ mở rộng, khẳng định: biết trao đi yêu thương, trân trọng tình yêu thương từ mọi người, cũng cần biết nỗ lực vượt qua nỗi buồn đau trong cuộc sống.
Câu 5:
Viết bài văn nghị luận phân tích văn bản ở phần đọc hiểu.
Lời giải của GV VietJack
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận văn học đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Viết bài văn nghị luận phân tích văn bản ở phần đọc hiểu.
c Triển khai vấn đề nghị luận
- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Giới thiệu tác phẩm (tên truyện, tác giả, đề tài, chủ đề), nêu nhận định về tác phẩm.
* Phân tích nội dung câu chuyện:
- Tóm lược nội dung của truyện, làm rõ chủ đề, ý nghĩa của câu chuyện.
Gợi ý:
+ Câu chuyện kể về tình cảm ấm áp giữa nhưng con người trong gia đình, tình vợ chồng, tình mẹ con, tình cảm xóm làng.
+ Câu chuyện gửi gắm vào đó những ý nghĩa sâu sắc về tình người, tình cảm gia đình ấm áp:
+ + Khi cô Hồng chẳng may bị mất em bé, cô không có đứa con khi từ viện trở về, cô nhận được rất nhiều yêu thương: mẹ tôi chăm sóc, lo lắng cho cô, thở dài khi nghĩ về chuyện của cô; chú Hùng, mọi người đều quan tâm cô; tôi cũng muốn chia sẻ với nỗi đau của cô. Điều ấy giúp cho cô vơi bớt nỗi buồn ( lấy dẫn chứng)
++ Câu chuyện gửi gắm triết lí sâu sắc về sự thiêng liêng của tình mẫu tử, nhắn nhủ ta biết trân trọng thứ tình cảm ấy.
* Đánh giá những nét đặc sắc trong câu chuyện:
Gợi ý:
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: mẹ, tôi, bố, cô Hồng rất gần gũi, mang nét đẹp của những con người Việt ấm áp, yêu thương, mỗi người có cách quan tâm khác nhau song đều ấm áp...
+ Nghệ thuật xây dựng cốt truyện: xây dựng tình huống truyện cô Hồng bị mất em bé để làm nổi bật giá trị của tình người, tính xóm giềng, tình gia đình, tình mẹ con
+ Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: trong sáng, giản dị, đậm chất trữ tình, mang hơi thở của cuộc sống, cũng rất có tính thẩm mỹ, nghệ thuật...
+ Sử dụng ngôi kể: thứ nhất, cách kể chuyện chân chất, đầy cảm xúc, thể hiện rõ cảm nhận của cậu bé về biến cố xảy ra trong truyện...
* Giá trị, ý nghĩa của tác phẩm:
- Câu chuyện giản dị mang hơi thở của cuộc sống, xây dựng tình huống quen thuộc...
- Gửi gắm những giá trị, ý nghĩa sâu sắc về tình người, tình mẫu tử, tình vợ chồng...
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo
- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.
- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong đoạn văn sau, tác giả sử dụng phép liên kết nào? Tác dụng của phép liên kết đó?
“Tôi vẫn còn nhớ mẹ thường hay nói với tôi, khi một ai đó buồn, họ cần rất nhiều người để chia sẻ. Nỗi buồn chỉ vơi đi bằng tình thương chứ không phải có một phương thuốc nào hết. Khi chia sẻ một nỗi buồn, chúng ta sẽ không buồn hơn, nhưng người khác lại vui hơn. Và đừng bao giờ quay lưng lại với một người như vậy.”
Câu 2:
Em nhận được thông điệp gì từ đoạn văn sau? Em có đồng ý với quan điểm của tác giả trong đoạn văn không? Vì sao?
“ Mẹ tôi nói một đứa bé sẽ trao cho người phụ nữ một cái quyền thiêng liêng nhất, quyền làm mẹ. Không có đứa bé, họ sẽ không được làm mẹ. Họ sẽ đau khổ lắm. Họ sẽ thấy mình mất đi một nửa cuộc đời. Bởi cuộc đời người phụ nữ luôn gắn liền với đứa bé, là kho báu quý giá không có gì có thể đánh đổi với họ.”
Câu 5:
Trong văn bản, tác giả viết “ Nỗi buồn chỉ vơi đi bằng tình thương chứ không phải có một phương thuốc nào hết”. Từ nhận định trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu suy nghĩ của em về ý kiến đó.
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 6)
về câu hỏi!