Câu hỏi:

27/11/2024 3,766

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu câu:

NHÁT ĐINH CỦA BÁC THỢ

Cứ mỗi dịp trở về thăm ngôi nhà nơi tôi ra đời và lớn lên ở đó, tôi lại bồi hồi ngắm chiếc ghế tựa đã cũ lắm, một bên chân đã phải nối và nhớ tới một chuyện xưa...

Trong lúc nô đùa, mấy anh em tôi đã làm bong mặt ghế. Cha tôi phải mời bác thợ vào chữa lại cho khỏi hỏng thêm. Chúng tôi tò mò ngắm bác thợ lụi cụi làm việc. Mỗi khi cúi xuống, ngẩng lên, chiếc kính trắng trên mắt bác lại tụt xuống. Đôi bàn tay có những ngón sần sùi, gân guốc đặt vào đâu, chỗ đó lập tức thay đổi và chiếc ghế dần dần lành lại như mới. Cuối cùng, sau mấy nhát đinh “chát, chát...”, chiếc ghế được đặt ngay ngắn, xong xuôi trước mắt chúng tôi.

Cha tôi trả tiền và cảm ơn bác thợ. Bác thợ xoa xoa tay trên mặt ghế vừa được thay lại như để từ biệt đứa con của mình rồi chào cả cha tôi, lẫn chúng tôi, ra về.

Một lúc sau, trời mưa to. Anh em chúng tôi lại leo lên ghế chơi trò “tàu hỏa” mà quên cả trời mưa. Bỗng có ai gõ cửa. Cha tôi vội bước ra, thì thấy bác thợ đã trở lại, toàn thân ướt đẫm. Nước nhỏ giọt từ trong chiếc hòm đồ nghề của bác. Cha tôi hỏi:

- Bác quên gì đấy ạ?

Bác thợ đưa tay vuốt mặt, lắc đầu, nói nhanh:

- Tôi không quên gì, nhưng…

Vừa nói, bác vừa bước tới chiếc ghế do tay bác vừa chữa, xoa xoa tay để tìm cái gì. Anh em chúng tôi không hiểu đầu đuôi thế nào nữa, cứ trố mắt ra nhìn. Chợt bác khē reo lên:

- Đây rồi!

Đoạn, bác mở hòm đồ nghề, lấy cái búa ra, đeo kính vào, nheo nheo mắt và bất thần vung búa gõ đánh “chát” một cái. Xong bác ngẩng lên, cười, nói với cha tôi:

- Đi được một quãng xa, tôi chợt nhớ còn cái đinh chưa đóng hết đầu đinh. Để vậy, có người sẽ rách quần áo, bác ạ!

Cha tôi cảm động, lấy thêm tiền biếu bác. Bác không nhận và vội vàng chào. Cha con chúng tôi không ai bảo ai, cùng đứng nhìn theo bác thợ vai khoác cái cưa, tay xách hộp gỗ cắm cúi đi trong mưa. Bóng bác nhoà dần, nhòa dần trên đường quốc lộ mịt mù gió thốc…

Từ buổi ấy, trong trí nhớ non thơ của tôi không bao giờ phai mờ hình dáng bác thợ và cứ nghe rõ mãi nhát đinh của người thợ tận tụy với công việc, với nghề của mình.

(Theo Phong Thu, Văn học và Tuổi trẻ, số 2.2021)

Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? Việc sử dụng ngôi kể trên có ý nghĩa gì?

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Tác phẩm trên được kể bằng ngôi thứ nhất.

- Tác dụng:

+ Làm cho câu chuyện chân thực.

+ Giúp cho tác giả dễ dàng khắc họa tâm trạng của nhân vật qua từng thời điểm khác nhau.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Chỉ ra một tình huống truyện trong tác phẩm trên và nêu ý nghĩa của tình huống đó?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Tình huống truyện của tác phẩm trên là: Bác thợ ra về trong lúc trời mưa rất to mà lại quên một chiếc đinh đang còn đóng dở dang.

- Tác dụng: Việc tạo ra tình huống này cho thấy, bác thợ rất có tinh thần trách nhiệm qua đó góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm.

Câu 3:

Chi tiết “Bác thợ xoa xoa tay trên mặt ghế vừa được thay lại như để từ biệt đứa con của mình” thể hiện điều gì?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Cho thấy bác thợ rất cẩn thận.

- Bác trân trọng sản phẩm làm ra của mình.

Câu 4:

Từ nội dung câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân mình?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Trong công việc cần tận tâm, có tình yêu nghề, tinh thần trách nhiệm với công việc của mình.

- Phải biết nghĩ cho người khác, đặt mình vào vị trí người khác để thấu hiểu.

- Luôn biết ơn, trân trọng những việc người khác làm cho mình.

Câu 5:

Viết đoạn văn(200 chữ) phân tích nhân vật bác thợ trong văn bản “Nhát đinh của bác thợ” của Phong Thu.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận.

Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.

Sau đây là một hướng gợi ý:

- Phẩm chất cần mẫn, tỉ mỉ:

+ Bác thợ luôn làm việc với sự cẩn trọng và kiên nhẫn.

+ Thực hiện từng nhát đinh với tâm huyết, không cẩu thả dù là chi tiết nhỏ.

- Tinh thần trách nhiệm cao:

+ Bác không chỉ chú trọng vào công việc trước mắt mà còn nghĩ đến an toàn lâu dài cho ngôi nhà và gia đình sống trong đó.

+ Coi trọng từng nhát đinh vì nó quyết định đến chất lượng công trình.

- Lòng yêu nghề và sự tận tâm:

+ Bác thợ làm việc không chỉ để hoàn thành nhiệm vụ mà còn để tạo ra những sản phẩm tốt nhất, đem lại sự yên tâm cho mọi người.

+ Tâm huyết và sự tận tâm là điều nổi bật trong con người bác, qua đó thể hiện niềm tự hào với nghề mộc.

 sự sáng tạo trong cách viết.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Xét về cấu tạo, câu sau thuộc kiểu câu nào ? “Mỗi khi cúi xuống, ngẩng lên, chiếc kính trắng trên mắt bác lại tụt xuống”. Phân tích cấu trúc của câu đó?

Xem đáp án » 27/11/2024 1,025

Câu 2:

Bữa cơm gia đình là giây phút mà cả gia đình quây quần, sum họp bên nhau, em hãy viết bài văn nghị luận xã hội bằng nửa trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của bữa cơm gia đình.

Xem đáp án » 27/11/2024 746

Câu 3:

Chỉ ra một tình huống truyện trong tác phẩm trên và nêu ý nghĩa của tình huống đó?

Xem đáp án » 27/11/2024 0

Câu 4:

Chi tiết “Bác thợ xoa xoa tay trên mặt ghế vừa được thay lại như để từ biệt đứa con của mình” thể hiện điều gì?

Xem đáp án » 27/11/2024 0

Câu 5:

Từ nội dung câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân mình?

Xem đáp án » 27/11/2024 0

Câu 6:

Viết đoạn văn(200 chữ) phân tích nhân vật bác thợ trong văn bản “Nhát đinh của bác thợ” của Phong Thu.

Xem đáp án » 27/11/2024 0

Bình luận


Bình luận