Câu hỏi:
27/11/2024 2,384Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Tóm tắt:Thạch Sanh vốn mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống lủi thủi trong túp lều dưới gốc đa và gia tài chỉ có lưỡi búa của cha để lại. Thấy Thạch Sanh khỏe, Lý Thông lân la kết nghĩa huynh đệ. Thạch Sanh về sống với mẹ con Lý Thông. Trong vùng có một con chằn tinh hung dữ, mỗi năm người dân phải nộp một người cho nó ăn thịt. Tới phiên Lý Thông, hắn lừa Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình. Thạch Sanh đi thay và giết được chằn tinh.
Lý Thông là đứa hiểm sâu,
Dọa rằng: “Tội ấy chém đầu chẳng chơi,
Xà tinh ấy của vua nuôi,
Để làm báu nước sao ngươi giết xằng?”
Thạch Sanh nghe nói kinh hoàng,
Lạy anh cùng mẹ mở đường hiếu sinh.
Lý Thông rằng: “Muốn tốt lành,
Ngươi mau trốn thoát, điều đình mặc ta.
Nếu không vạ đến cả nhà,
Bấy giờ thán hối lại là muộn thay!”.
Thạch Sanh từ tạ đi ngay,
Than thân trách phận chẳng may nhiều bề.
Lại tìm chốn cũ hàn khê,
Trước thăm mồ mả, sau về cội đa.
Cũng liều tuế nguyệt phôi pha,
Chắc chi bĩ thái mà hòa trông mong.
Đoạn này nói chuyện Lý Thông,
Đuổi người mà chiếm lấy công, hay gì?
Thạch Sanh từ bước ra đi,
Lý Thông liền đến kinh kì tâu vua.
Tâu rằng: “Buổi tối hôm qua,
Là phiên tôi phải đi ra miếu ngoài.
Thấy xà tinh muốn ra oai,
Tôi liền giở hết phép tài của tôi.
Nên nay đã chém nó rồi,
Hiện đầu còn ở tại nơi cửa nhà”.
(Trích Thạch Sanh, truyện thơ Nôm khuyết danh, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 10, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, Tr.900-901)
Xác định ngôi kể trong đoạn trích trên?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đoạn trích sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ ba (người kể chuyện ẩn danh)
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Tìm lời đối thoại của các nhân vật trong đoạn thơ trên?
Lời giải của GV VietJack
Lời đối thoại của nhân vật Lý Thông:
- “Tội ấy chém đầu chẳng chơi,/ Xà tinh ấy của vua nuôi,/ Để làm báu nước sao ngươi giết xằng?”
- “Muốn tốt lành,/ Ngươi mau trốn thoát, điều đình mặc ta./ Nếu không vạ đến cả nhà,/ Bấy giờ thán hối lại là muộn thay!”.
- “Buổi tối hôm qua,/ Là phiên tôi phải đi ra miếu ngoài./ Thấy xà tinh muốn ra oai,/ Tôi liền giở hết phép tài của tôi./ Nên nay đã chém nó rồi,/ Hiện đầu còn ở tại nơi cửa nhà”.
Câu 3:
Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:
Đoạn này nói chuyện Lý Thông,
Đuổi người mà chiếm lấy công, hay gì?
Lời giải của GV VietJack
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là câu hỏi tu từ: Đuổi người mà chiếm lấy công, hay gì?
- Tác dụng: Câu hỏi tu từ để khẳng định hành động đuổi Thạch Sanh đi của Lý Thông là không “hay” - Tức không tốt đẹp. Hành động này cho thấy bản chất mưu mô và tham lam của Lý Thông. Qua đây tác giả dân gian muốn thể hiện thái độ không đồng tình cũng như lên án, phê phán hành động bất nhân của Lý Thông.
Câu 4:
a. Em hãy tóm tắt ngắn gọn các sự kiện trong đoạn trích?
b. Nêu chủ đề của đoạn trích?
Lời giải của GV VietJack
a. Tóm tắt ngắn gọn các sự kiện trong đoạn trích:
Sau khi Thạch Sanh chém được chằn tinh, Lý Thông bèn dùng mưu kế lừa dối Thạch Sanh để cướp công. Lý Thông bảo Thạch Sanh rằng chằn tinh đó là của vua nuôi, khuyên Thạch Sanh hãy mau trốn đi để mình ở lại tìm cách đối phó. Thạch Sanh thật thà tin lời, liền ra đi, tìm về túp lều nơi gốc đa ngày cũ. Về phần Lý Thông, hắn lên kinh gặp vua, tự nhận công là mình đã chém chết chằn tinh.
b. Chủ đề của đoạn trích:
- Ca ngợi bản tính thật thà, lương thiện của Thạch Sanh.
- Bày tỏ thái độ căm ghét đối với Lý Thông, một con người gian dối, bất nghĩa, có lòng dạ hiểm sâu.
Câu 5:
Em hãy rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân sau khi đọc đoạn trích trên?
Lời giải của GV VietJack
Học sinh được tự do rút ra bài học, miễn là có lí giải thuyết phục. Ví dụ:
- Cần phải sống trung thực, ngay thẳng.
- Cần tránh xa thói gian dối, bất nghĩa.
Câu 6:
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về hình ảnh nhân vật Lý Thông trong đoạn thơ nêu trong phần đọc hiểu trích từ Thạch Sanh, truyện thơ Nôm khuyết danh, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 10, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, Tr.900-901.
Lời giải của GV VietJack
* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận.
* Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật.
- Nêu khái quát về nhân vật.
2. Thân đoạn: Cảm nhận về nhân vật Lý Thông.
- Lý Thông là một kẻ bất nghĩa, nham hiểm, độc ác: Tuy đã kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, nhưng vì cái lợi của bản thân, Lý Thông sẵn sàng bội nghĩa lừa Thạch Sanh.
- Là kẻ tham lam: Vì chút bổng lộc, vì danh lợi mà lừa trên dối dưới, lừa nhà vua, dối người em kết nghĩa, bán đứng anh em.
- Lý thông là kẻ giả nhân, giả nghĩa: Khi Thạch Sanh đã giết được chằn tinh hắn giả làm người tốt bảo Thạch Sanh trốn đi còn mình sẽ nhận hết tội cho Thạch Sanh.
- Lý Thông là một kẻ gian dối, mưu mô, xảo quyệt: Sau khi Thạch Sanh trở về quê cũ gốc đa, Lý Thông xách đầu chằn tinh vào tâu vua rằng chính mình là người đã giết chằn tinh.
3. Kết đoạn:
- Đánh giá nhân vật.
- Rút ra bài học, gửi gắm thông điệp cho thế hệ trẻ hôm nay.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em có suy nghĩ gì về hiện tượng học sinh có thói quen trì hoãn trong cuộc sống? Hãy viết bài văn nghị luận về thói quen trì hoãn của học sinh.
Câu 3:
Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:
Đoạn này nói chuyện Lý Thông,
Đuổi người mà chiếm lấy công, hay gì?
Câu 4:
a. Em hãy tóm tắt ngắn gọn các sự kiện trong đoạn trích?
b. Nêu chủ đề của đoạn trích?
Câu 5:
Em hãy rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân sau khi đọc đoạn trích trên?
Câu 6:
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về hình ảnh nhân vật Lý Thông trong đoạn thơ nêu trong phần đọc hiểu trích từ Thạch Sanh, truyện thơ Nôm khuyết danh, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 10, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, Tr.900-901.
về câu hỏi!