Câu hỏi:
27/11/2024 2,861Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
[…] Ngự nghe khi ấy phán ra,
Lệnh truyền cởi trói cho mà Thạch Sanh
Liền mời bước lại đan đình
Truyền làm yến đãi Thạch Sanh bấy giờ
Tiệc đương yến ẩm say sưa,
Châu phê hạ chiếu bấy giờ sắc phong
Ban cho hai chức Quận công,
Trừ yêu hai chức, thần thông hai quyền
Gả nàng công chúa hợp duyên,
Phong làm Quốc tế cầm quyền Quốc gia
Chàng vâng bái tạ vua cha,
Tay cầm chiếu chỉ vào tòa một khi
Viện vương phần bảo vân vi:
“Tội Lý Thông ấy mặc thì Thạch Sanh.
Để người liệu định cho minh
Báo thù, giả oán sự tình bấy nay”.
Sanh nghe đặt gối tâu bày.
Rằng: “Xin rộng lượng vua nay xét cùng:
Nay chàng ăn ở khác lòng,
Máu tham quen giữ thói đồng dâm ô
Làm chi đứa dại ngoan ngu
Xin tha cho nó về tù bản hương”.
Vua rằng: “Sự ấy mặc chàng,
Giết, tha cho bõ lòng vàng thì thôi”
Sanh từ nghe phán mọi nhời,
Đòi tù họ Lý đến nơi đan đình
Sanh rằng: “Khéo thực là anh!
Tội giời phụ nghĩa bạc tình chẳng oan”.
Lý Thông thẹn mặt hổ han,
Cúi đầu chẳng dám kêu van một nhời
Viện vương mắng: “Lý Thông ơi!
Không Sanh, mày chết bỏ đời miếu sơn.
Làm sao phụ nghĩa, vong ân,
Tranh công rồi lại ra phần bạc đen!
Ấy là phạm tội một phen,
Công tìm công chúa mày bèn lại tranh
Ví chàng ăn ở hẹp tình
Tội ngươi đã đáng tan tành thịt xương.
Tha cho trở lại quê hương,
Cũng may mà có nhời chàng mới tha”.
Thông nghe bái tạ bước ra,
Quan quân sỉ hổ, người ta chê cười.
Mẹ con bị nhục, thương ôi!
Ngọc Hoàng nghị phán kim giai tức thời
Kíp sai ngũ bộ Thiên lôi
Đằng vân giá vũ đến nơi lạ dường.
Mẹ con về đến giữa đường.
Thiên lôi ngũ bộ đánh liền cả hai
Cho hay những kẻ phi loài
Người ta không giết thì giời chẳng tha […]
(Trích Truyện Thạch Sanh, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 10,
Trung tâm khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học xã hội, 2000)
Em hãy xác định thể loại của văn bản trên.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Xác định đúng thể loại truyện thơ Nôm.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Tìm những từ ngữ miêu tả hành động của nhân vật Thạch Sanh. Qua đó, em hãy nhận xét về tính cách Thạch Sanh?
Lời giải của GV VietJack
- Những chi tiết miêu tả hành động của Thạch Sanh là: vâng bái tạ vua cha, tay cầm chiếu chỉ vào tòa một khi, đặt gối tâu bày, xin tha cho Lý Thông.
- Qua đó, tác giả xây dựng đặc điểm, tính cách nhân vật: thật thà, chất phác, nhân hậu.
Câu 3:
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Tiệc đương yến ẩm say sưa,
Châu phê hạ chiếu bấy giờ sắc phong
Ban cho hai chức Quận công,
Trừ yêu hai chức, thần thông hai quyền
Gả nàng công chúa hợp duyên,
Phong làm Quốc tế cầm quyền Quốc gia
Lời giải của GV VietJack
- Chỉ ra biện pháp liệt kê: phê hạ chiếu, sắc phong, ban cho hai chức Quận công, gả nàng công chúa, phong làm Quốc tế.
- Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu cho văn bản truyện thơ
+ Nhấn mạnh sự ban thưởng của nhà vua cho Thạch Sanh
+ Khẳng định tài năng, vẻ đẹp phẩm chất của Thạch Sanh và thể hiện chủ đề của văn bản: ở hiền gặp lành.
Câu 4:
Từ đoạn trích văn bản “Truyện Thạch Sanh” ở trên và liên hệ câu nói của Lục Vân Tiên trong “Truyện Lục Vân Tiên”: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”, em có nghĩ gì về việc sẵn sàng làm ơn và biết nói lời cảm ơn.
Lời giải của GV VietJack
HS đưa ra ít nhất hai hành động thể hiện sự biết ơn với người giúp đỡ mình (GV linh hoạt cho điểm)
- Hãy luôn ghi nhớ những gì người khác đã làm cho mình.
- Sự trân trọng này không chỉ bộc lộ qua lời nói mà còn qua hành động.
- Có thể nói lời cảm ơn trực tiếp hoặc viết thư, tin nhắn để bày tỏ lòng biết ơn. Một lời cảm ơn chân thành có thể mang lại niềm vui lớn cho người nhận và khẳng định giá trị của họ.
- Sẵn lòng giúp đỡ khi họ gặp khó khăn.
- Tích cực phấn đấu trong học tập, công việc và cuộc sống để không phụ lòng những người đã giúp đỡ mình.
Câu 5:
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật Thạch Sanh trong văn bản trên.
Lời giải của GV VietJack
* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận.
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
- Giới thiệu được văn bản, nhât vật Thạch Sanh.
- Lí giải được một số đặc điểm nổi bật của nhân vật Thạch Sanh thông qua việc phân tích các phương diện cụ thể:
+ Chàng là người rất hiền lành, tốt bụng: hành động, ngôn ngữ đối thoại “Xin tha cho nó về tù bản hương”. và lời nhận xét của nhân vật khác “Không Sanh, mày chết bỏ đời miếu sơn/ Làm sao phụ nghĩa, vong ân”
+ Trọng tình nghĩa: Xin tha cho mẹ con Lý Thông, Thạch Sanh biết Lý Thông hại mình nhưng cũng không oán thán, kêu ca.
+ Tính cách: nhân hậu, bao dung, hào hiệp: sẵn lòng giúp đỡ người khác.
- Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ Nôm: có vẻ đẹp toàn diện, khắc họa ở hai phương diện: con người bên ngoài và bên trong.
- Nó thể hiện được tư tưởng, chủ đề tác phẩm: Người ở hiền thì sẽ gặp lành và thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca của người viết.
Câu 6:
Theo em, những câu thơ in đậm là lời của ai? Việc đưa lời đối thoại vào văn bản đem lại hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
Theo em, câu thơ in đậm là lời nói của Viện vương, thể hiện đặc trưng của ngôn ngữ trong truyện thơ Nôm: trở thành phương diện thể hiện tính cách nhân vật.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Thạch Sanh có thể xét xử Lý Thông nhưng chàng không làm như vậy. Từ hành động đó của Thạch Sanh, em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng bao dung.
Câu 2:
Tìm những từ ngữ miêu tả hành động của nhân vật Thạch Sanh. Qua đó, em hãy nhận xét về tính cách Thạch Sanh?
Câu 3:
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Tiệc đương yến ẩm say sưa,
Châu phê hạ chiếu bấy giờ sắc phong
Ban cho hai chức Quận công,
Trừ yêu hai chức, thần thông hai quyền
Gả nàng công chúa hợp duyên,
Phong làm Quốc tế cầm quyền Quốc gia
Câu 4:
Từ đoạn trích văn bản “Truyện Thạch Sanh” ở trên và liên hệ câu nói của Lục Vân Tiên trong “Truyện Lục Vân Tiên”: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”, em có nghĩ gì về việc sẵn sàng làm ơn và biết nói lời cảm ơn.
Câu 5:
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật Thạch Sanh trong văn bản trên.
Câu 6:
Theo em, những câu thơ in đậm là lời của ai? Việc đưa lời đối thoại vào văn bản đem lại hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 6)
về câu hỏi!