Câu hỏi:
01/12/2024 1,099Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
HAI KIỂU ÁO
Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi:
- Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ ?
Quan lớn ngạc nhiên :
- Nhà ngươi biết để làm gì ?
Người thợ may đáp :
- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.
Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo :
- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.
(Theo Trường Chính - Phong Châu)
Truyện “Hai kiểu áo” thuộc thể loại nào?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
A. Truyện cười.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
Lời giải của GV VietJack
B. Tự sự
Câu 3:
Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?
Lời giải của GV VietJack
C. Ngôi thứ ba
Câu 4:
Nội dung được đề cập trong câu chuyện trên nhằm mục đích gì?
Lời giải của GV VietJack
C. Phê phán thói hư, tật xấu của quan lại .
Câu 5:
Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “hách dịch”?
Lời giải của GV VietJack
C. Thể hiện thái độ ra oai, hạch sách người khác do cậy mình có quyền thế.
Câu 6:
Nội dung nghĩa hàm ẩn trong câu “… Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.” là gì?
Lời giải của GV VietJack
D. Cả A và B
Câu 7:
Chi tiết người thợ may hỏi quan lớn may chiếc áo này để tiếp ai có ý nghĩa gì?
Lời giải của GV VietJack
D. Có ý mỉa mai người quan luôn hách dịch với nhân dân và nịnh nọt quan trên.
Câu 8:
Viên quan trong câu chuyện là người như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
A. Tính cách hèn hạ đối với cấp trên và hách dịch đối với kẻ dưới.
Câu 9:
Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên.
Lời giải của GV VietJack
Bài học:
- Nên có thái độ với những người quan chuyên đi đối xử tồi tệ với dân.
- Chúng ta nên có thái độ hòa nhã với tất cả mọi người chứ không nên phân biệt đối xử.
Câu 10:
Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người nào trong xã hội bấy giờ?
Lời giải của GV VietJack
Tác giả phê phán kiểu người trong xã hội bấy giờ:
- Một số quan lại luôn tìm cách xu nịnh, luồn lách để được thăng tiến, vơ vét của cải của dân lành về làm giàu cho mình
- Thói khinh bỉ, bắt nạt, coi thường những người dân đen nghèo khổ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống.
Câu 6:
Nội dung nghĩa hàm ẩn trong câu “… Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.” là gì?
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 3 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 1)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 4 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 2 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 3)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 6)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 2 )
về câu hỏi!