Câu hỏi:
03/12/2024 103Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà Mị từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào, A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường:
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi…
(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ)
Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản là:
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
A. Tự sự, miêu tả, biểu cảm
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Xác định ngôi kể của đoạn trích trên.
Lời giải của GV VietJack
C. Ngôi thứ ba
Câu 3:
Xác định điểm nhìn trần thuật trong đoạn văn trên.
Lời giải của GV VietJack
C. Cả A và B đều đúng.
Câu 4:
Chỉ ra điểm nhìn trần thuật trong đoạn văn mà em vừa xác định ở câu 3. Cách tổ chức điểm nhìn trần thuật của nhà văn ở đây có gì đặc sắc?
Lời giải của GV VietJack
– Xác định điểm nhìn trần thuật:
+ Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ 3: Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà Mị từ từ bước vào buồng.
+ Điểm nhìn của nhân vật Mị: Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa.
– Đặc sắc: Sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật từ người kể chuyện đến nhân vật, từ ngoài vào trong giúp nhà văn thâm nhập, khám phá chiều sâu nội tâm nhân vật; cho người đọc thấy được sự linh hoạt, biến hóa trong nghệ thuật trần thuật của nhà văn cũng như cảm nhận được tấm lòng thấu hiểu, đồng cảm sâu xa i của người viết.
Câu 5:
Chi tiết tiếng sáo xuất hiện cuối đoạn trích có ý nghĩa như thế nào trong việc diễn tả tâm lí nhân vật Mị?
Lời giải của GV VietJack
Chi tiết tiếng sáo xuất hiện cuối đoạn trích ngầm khẳng định: thực tại kiếp sống nô lệ khiến Mị buồn tủi muốn chết nhưng sâu trong ý thức người phụ nữ ấy vẫn là niềm khát sống, khát yêu mãnh liệt. Tiếng sáo là tiếng gọi thiết tha của sự sống ngoài kia hay chính là sự lên tiếng của khát vọng tiềm tàng mà mãnh liệt ấy!
Câu 6:
Từ đoạn trích trên, anh/chị có cảm nghĩ gì về người phụ nữ miền núi trong xã hội phong kiến xưa?
Lời giải của GV VietJack
Cảm nghĩ gì về người phụ nữ miền núi trong xã hội phong kiến xưa:
– Thấu hiểu, sẻ chia với thân phận khổ đau, bi kịch của người phụ nữ.
– Trân trọng những khát vọng đẹp đẽ, chính đáng của người phụ nữ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy viết bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội mà mình nhớ nhất.
Câu 4:
Chỉ ra điểm nhìn trần thuật trong đoạn văn mà em vừa xác định ở câu 3. Cách tổ chức điểm nhìn trần thuật của nhà văn ở đây có gì đặc sắc?
Câu 5:
Chi tiết tiếng sáo xuất hiện cuối đoạn trích có ý nghĩa như thế nào trong việc diễn tả tâm lí nhân vật Mị?
Câu 6:
Từ đoạn trích trên, anh/chị có cảm nghĩ gì về người phụ nữ miền núi trong xã hội phong kiến xưa?
về câu hỏi!