Câu hỏi:
03/12/2024 468Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Thăm cõi Bác xưa
Tố Hữu
Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa
Có hồ nước lặng sôi tăm cá
Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa.
Có rào râm bụt đỏ hoa quê
Như cổng nhà xưa Bác trở về
Có bốn mùa rau tươi tốt lá
Như những ngày cháo bẹ mǎng tre.
Nhà gác đơn sơ, một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói, đơn chǎn gối
Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn.
Máy chữ thôi reo, nhớ ngón đàn
Thong dong chiếc gậy gác bên bàn
Còn đôi dép cũ, mòn quai gót
Bác vẫn thường đi giữa thế gian...
Phương thức biểu đạt của bài thơ trên là gì?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
C. Biểu cảm
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Lời giải của GV VietJack
B. Thơ 7 chữ
Câu 3:
Biện pháp nghệ thuật nổi bật nào được sử dụng trong đoạn thơ thứ ba?
Lời giải của GV VietJack
D. Liệt kê
Câu 4:
Bài thơ trên thể hiên đức tính nào của Bác?
Lời giải của GV VietJack
C. Sự giản dị
Câu 5:
Nêu nội dung chính của bài thơ trên.
Lời giải của GV VietJack
- Nội dung đoạn thơ là miêu tả về nơi ở khi trước của Bác qua đó nêu lên những nét đáng quý của Bác.
- Sự thương nhớ của nhân vật trữ tình với Bác.
Câu 6:
Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ trên.
Lời giải của GV VietJack
- Biện pháp liệt kê: “có hồ nước lặng … măng tre”
- Tác dụng:
+ Gợi những hình ảnh gần gũi, đơn sơ, quen thuộc trong cõi Bác xưa.
+ Tạo nhịp điệu, tăng sức biểu đạt cho câu thơ.
Câu 7:
Nhà Bác qua bước chân “anh” và “em” hiện lên như thế nào? Tình cảm của nhà thơ dành cho Bác được thể hiện ra sao qua bài thơ.
Lời giải của GV VietJack
- Nhà Bác hiện lên qua bước chân “anh” và “em”: gần gũi, giản dị với hình ảnh quả xoài, bưởi, nắng đu đủ, hồ nước cá, góc vườn đơn sơ,…
- Tình cảm của nhà thơ với Bác: Sự tiếc thương, ngậm ngùi khi về thăm nhà Bác.
Câu 8:
Qua bài thơ trên, em học tập được những đức tính tốt đẹp nào của Bác?
Lời giải của GV VietJack
Những đức tính: sự giản dị, mộc mạc của Bác.
Câu 9:
Viết bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một chuyến hoạt động xã hội ý nghĩa nhất đối với em.
Lời giải của GV VietJack
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn kể lại một hoạt động xã hội
Mở bài giới thiệu được hoạt động xã hội. Thân bài triển khai được chi tiết hoạt động đó. Kết bài nêu được cảm nghĩ của bản thân về hoạt động đó.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại một hoạt động xã hội mà em được tham gia.
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:
1. Mở bài
- Giới thiệu được hoạt động: Lí do, mục đích của hoạt động xã hội đó.
2. Thân bài
- Kể diễn biến hoạt động (sự chuẩn bị cho hoạt động, diễn biến hoạt động, hoạt động kết thúc như thế nào?…)
- Nêu được ấn tượng về hoạt động xã hội đó.
3. Kết bài
Thể hiện được cảm xúc và suy nghĩ về hoạt động mà em đã tham gia.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Biện pháp nghệ thuật nổi bật nào được sử dụng trong đoạn thơ thứ ba?
Câu 5:
Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ trên.
Câu 6:
Nhà Bác qua bước chân “anh” và “em” hiện lên như thế nào? Tình cảm của nhà thơ dành cho Bác được thể hiện ra sao qua bài thơ.
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 3 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 1)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 3)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 4 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 6)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 2 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 2 )
về câu hỏi!