Câu hỏi:
03/12/2024 144Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện yêu cầu
CÂU CHUYỆN XIÊNG MIỆNG
Người Lào ai cũng biết chuyện Xiêng Miệng. Xiêng Miệng thông minh, hay chơi khăm bọn chúa đất nên chúng vẫn tìm cách buộc tội anh.
Một hôm, chúa nắm chặt một con chim nhỏ trong tay, cho gọi Xiêng Miệng đến hỏi:
– Ngươi bảo ta để con chim này sống hay bóp chết nó?
Xiêng Miệng đang đứng cạnh cái cột liền trèo lên lưng chừng, rồi hỏi lại:
– Vậy thì nhà chúa bảo bây giờ tôi sẽ trèo lên nữa hay tụt xuống?
Chúa đất biết mình không thể thắng Xiêng Miệng trong cuộc đó, nên đành để Xiêng Miệng về.
Hôm sau, chúa đất đến gặp Xiêng Miệng đang tắm dưới ao, liền hỏi:
– Xiêng Miệng, ta đố nhà người làm cho ta xuống ao được đấy!
Xiêng Miệng nhảy lên bờ, gãi đầu, gãi tai nói:
– Hiện giờ nhà chúa đang ăn mặc thế kia mà lại đố nhà chúa cởi cả ra để xuống ao thì khó quá. Nếu nhà chúa ở dưới nước mà đố nhà chúa lên bờ thì rất dễ, tôi làm được ngay.
Chúa đất vội vàng cởi phăng quần áo, nhảy ùm xuống ao, định bắt Xiêng Miệng đố mình lên bờ. Nhưng lão chưa kịp nói thì Xiêng Miệng đã cười khà khà, chế giễu:
– Đấy nhé, nhà chúa xuống ao rồi! Thế là thua cuộc nhé!
Tiếp đó, Xiêng Miệng thản nhiên lấy quần áo của chúa đất làm ra bộ mặc vào. Chúa đất tưởng Xiêng Miệng định cướp quần áo liền vội vã lên bờ. Xiêng Miệng ôm quần áo, vừa đi giật lùi vừa nói:
– Đấy, thế là nhà chúa lại thua cuộc lần thứ hai nhé! Ban nãy tôi đã làm cho nhà chúa xuống ao, bây giờ lại buộc nhà chúa phải lên bờ. Nhà chúa đã chịu thua chưa nào?
Xiêng Miệng vừa nói vừa chạy, cố nhử cho chúa đất phải chạy theo. Dân chúng thấy chúa đất trần như nhộng đuổi theo Xiêng Miệng liền đổ ra xem. Ai nấy đều bò lăn ra cười.
Cuối cùng chúa đất đành phải chịu thua, Xiêng Miệng mới trả lại quần áo…
(Nguồn: Kể chuyện 3, trang 123, NXB Giáo dục Việt Nam)
“Câu chuyện Xiêng Miệng” kể về đối tượng nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Đối tượng gây cười trong truyện là ai?
Lời giải của GV VietJack
B. Chúa đất.
Câu 3:
Sự việc nào không có trong “Câu chuyện Xiêng Miệng”?
Lời giải của GV VietJack
A. Phạt Xiêng Miệng.
Câu 4:
Nhân vật trong câu chuyện trên được khắc họa qua phương diện nào?
Lời giải của GV VietJack
B. Đối thoại cử chỉ, hành động, trí tuệ.
Câu 5:
Chúa đất biết mình không thể thắng trong cuộc đối đầu tiên và đành để Xiêng Miệng về vì lí do nào?
Lời giải của GV VietJack
D. Chúa đất biết mình không thể thắng Xiêng Miệng trong cuộc đó.
Câu 6:
Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở câu văn: “Chúa đất vội vàng cởi phăng
quần áo, nhảy ùm xuống ao, định bắt Xiêng Miệng đố mình lên bờ.”?
Lời giải của GV VietJack
A. Liệt kê.
Câu 7:
Phương pháp gây cười trong “Câu chuyện Xiêng Miệng” là gì?
Lời giải của GV VietJack
C. Cử chỉ gây cười, hoàn cảnh gây cười.
Câu 8:
Đối tượng nào bị phê phán trong “Câu chuyện Xiêng Miệng”?
Lời giải của GV VietJack
D. Kẻ giàu có ngu ngốc, thích ta đây.
Câu 9:
Ghi lại chính xác tên một văn bản khác mà em biết có cùng thể loại với “Câu chuyện Xiêng Miệng”.
Lời giải của GV VietJack
HS nêu đúng tên văn bản cùng thể loại
VD: Lợn cưới, áo mới; Thi nói khoác,…
Câu 10:
Hãy nhận xét cách kết thúc truyện. Em tưởng tượng điều gì xảy ra kế tiếp sau kết thúc ấy?
Lời giải của GV VietJack
- Về kết thúc truyện:
+ Bất ngờ, dù các chi tiết trước đó không quá gay cấn.
+ Cảnh tượng kết thúc vô cùng hài hước, làm bật tiếng cười hả hê: người trung tuổi ở trần đuổi theo người trẻ tuổi ôm quần áo chạy trước (vừa chạy vừa la)
(Hs có thể diễn đạt theo cách khác nhau song vẫn đảm bảo ý đúng vẫn cho điểm).
- Học sinh thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của mình (yêu cầu logic với sự việc, vị thế của nhân vật trong truyện). HS có thể tưởng tượng như:
+ Từ đó về sau, chúa đất không ra vẻ ta đây nữa
+ Từ đó về sau, chúa đất và Xiêng Miệng kết thân với nhau
+…..
Câu 11:
Chọn một bài học mà em tâm đắc nhất từ “Câu chuyện Xiêng Miệng”. Hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 7 câu để giải thích điều đó; trong đoạn văn có sử dụng từ Hán – Việt (gạch chân hoặc chú thích rõ).
Lời giải của GV VietJack
* Về hình thức:
- HS viết một chuỗi câu nối tiếp nhau (khoảng 7 câu), đúng
hình thức đoạn diễn dịch.
- Tiếng Việt: HS sử dụng một từ Hán – Việt phù hợp (có gạch chân hoặc chú thích rõ)
* Về nội dung: HS có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau
nhưng chỉ ra được một bài học tâm đắc nhất (0.75đ), lí giải phù hợp đảm bảo ý nghĩa của bài học (0,75đ)
GV có thể tham khảo định hướng:
- Chỉ ra được 01 bài học phù hợp (0,75đ). HS có thể đưa ra:
+ Không nên vì giàu có mà hợm hĩnh, khinh thường người
khác.
+ Đề cao trí tuệ thông minh của con người
+ Phê phán kẻ giàu có ngu dốt, hay lên mặt,..
+…..
- Lí giải phù hợp bài học em rút ra qua các chi tiết, sự việc,
tình huống,… trong câu chuyện hoặc dựa vào thực tế cuộc
sống (0,25 đ)
- Ý nghĩa của bài học đó với bản thân em (0,5đ)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết bài văn với dung lượng khoảng 1,5 trang giấy thi kể lại một chuyến đi (hoặc một hoạt động xã hội) để lại ấn tượng sâu sắc đối với em.
Câu 5:
Chúa đất biết mình không thể thắng trong cuộc đối đầu tiên và đành để Xiêng Miệng về vì lí do nào?
Câu 6:
Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở câu văn: “Chúa đất vội vàng cởi phăng
quần áo, nhảy ùm xuống ao, định bắt Xiêng Miệng đố mình lên bờ.”?
về câu hỏi!