Câu hỏi:
03/12/2024 63Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu.
QUẢ BÍ KHỔNG LỒ
Hai anh chàng đi qua một khu vườn trồng bí. Một anh thấy quả bí to, kêu lên:
- Chà, quả bí kia to thật!
Anh bạn có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng:
- Thế thì đã lấy gì làm to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một lần, tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa.
Anh kia nói ngay:
- Thế thì đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ, một bận tôi trông thấy một cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng ta.
Anh nói khoác ngạc nhiên hỏi:
- Cái nồi ấy dùng để làm gì mà to vậy?
Anh kia giải thích:
- Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà.
Anh nói khoác biết bạn chế nhạo mình bèn nói lảng sang chuyện khác.
(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)
Văn bản trên thuộc thể loại nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
A. Truyện cười.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Từ “Chà” trong câu “Chà, quả bí kia to thật!” thuộc từ loại nào?
Lời giải của GV VietJack
B. Thán từ.
Câu 3:
Sau khi nghe anh bạn nói: “Thế thì đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ, một bận tôi trông thấy một cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng ta.” anh nói khoác đã có thái độ như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
C. Ngạc nhiên hỏi: “Cái nồi ấy dùng để làm gì mà to vậy?”
Câu 4:
Hai nhân vật trong câu chuyện trên được xây dựng chủ yếu thông qua yếu tố nào?
Lời giải của GV VietJack
D. Lời nói, hành động.
Câu 5:
Câu nói nào của các nhân vật sử dụng thủ pháp trào phúng?
Lời giải của GV VietJack
C. Có một lần, tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa.
Câu 6:
Vì sao anh bạn có tính nói nói khoác lại nói lảng sang chuyện khác sau khi nghe người bạn đi cùng nói: “Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà.” ?
Lời giải của GV VietJack
D. Biết bạn chế nhạo mình.
Câu 7:
Nghĩa hàm ẩn của câu nói sau là gì?
“Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà.”
Lời giải của GV VietJack
D. Chế nhạo anh bạn nói khoác.
Câu 8:
Câu chuyện trên phê phán điều gì?
Lời giải của GV VietJack
C. Tính nói khoác.
Câu 9:
Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?
Lời giải của GV VietJack
- Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua câu chuyện:
+ Phê phán thói nói khoác
+ Khi nói, nội dung lời nói phải nói đúng sự thật, không nói những điều mình không tin là đúng, không có căn cứ chính xác.
+ Nói khoác sẽ khiến người khác không tin tưởng, thậm chí còn khiến mọi người coi thường, chế nhạo…
+ Nhắc nhở mọi người không nên nói khoác.
(GV linh hoạt cho điểm theo ý kiến của học sinh, đảm bảo câu trả lời phù hợp).
Câu 10:
Trình bày suy nghĩ của em về hậu quả của thói nói khoác bằng một đoạn văn ngắn từ 3-5 câu.
Lời giải của GV VietJack
- Đúng hình thức đoạn văn.
- Nội dung:
+ Dẫn dắt, giới thiệu.
+ Đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng về tác hại của tính nói khoác.
+ Mở rộng, khuyên nhủ, kêu gọi mọi người.
Gợi ý:
+ Nói khoác: Nói những điều quá xa sự thật hoặc không thể có trong thực tế.
+ Nói khoác sẽ khiến người khác hiểu không đúng sự thật, có thể sẽ xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
+ Nói khoác sẽ khiến người khác không tin tưởng, coi thường, chế nhạo…
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết bài văn thuyết mình giải thích về một hiện tượng tự nhiên mà em quan tâm.
Câu 3:
Sau khi nghe anh bạn nói: “Thế thì đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ, một bận tôi trông thấy một cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng ta.” anh nói khoác đã có thái độ như thế nào?
Câu 4:
Hai nhân vật trong câu chuyện trên được xây dựng chủ yếu thông qua yếu tố nào?
Câu 6:
Vì sao anh bạn có tính nói nói khoác lại nói lảng sang chuyện khác sau khi nghe người bạn đi cùng nói: “Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà.” ?
về câu hỏi!