Câu hỏi:
05/12/2024 495Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Bức tranh đặc điểm tâm lí gen Z
Chủ trương sống của Gen Z bây giờ bên cạnh hướng đến những giá trị thực tế cũng hướng đến việc đi tìm kiếm hạnh phúc. Vì vậy, đây cũng là một vấn đề họ quan tâm tìm đọc.
Thanh niên thế hệ Z là những người sinh ra trong giai đoạn 1997 đến 2006. Đây là độ tuổi bao gồm chủ yếu là học sinh THPT, sinh viên và một số người mới đi làm. Gen Z về cơ bản có bố mẹ thuộc thế hệ Gen X (sinh ra trong khoảng thời gian từ 1965 – 1980).
Theo một số nghiên cứu của các tác giả như Arora và cộng sự 2019; Chillakuri, 2020; Desjardins, 2019; Dimmock, 2019; Dwivedula và cộng sự (2019) chúng ta có thể tổng hợp nhìn vào bức tranh đặc điểm tâm lý của Gen Z với 9 điểm đặc trưng như sau:
Thứ nhất, GenZ sinh ra trong nền kinh tế thị trường, khi khoảng cách bất bình đẳng về thu nhập ngày càng lớn nên họ luôn có động lực về kinh tế, quan tâm lớn đến tư duy tài chính từ khi còn nhỏ. GenZ thực dụng và thực tế hơn, tham gia kiếm tiền sớm hơn. Họ không còn quá coi trọng học đại học so với thế hệ trước đây.
Hình tượng về một con người thành đạt và giỏi giang luôn là hình ảnh giàu sang. GenZ hiện bị ảnh hưởng và định hướng lớn bởi tinh thần doanh nhân khởi nghiệp, họ có mong muốn trở thành doanh nhân, cho rằng làm giàu là vinh quang. Chính vì vậy, dự báo là Gen Z có nhu cầu tìm đọc các tài liệu liên quan đến tư duy tài chính từ sớm hơn.
Thứ hai, với thế hệ Gen Z, tỉ lệ sinh ít hơn, nhiều gia đình chỉ có một con, cấu trúc gia đình trở nên gãy vỡ - cha mẹ bận việc, không có thời gian quan tâm con; sân chơi vật lý bị thu hẹp – ích kỷ hơn, ít gắn bó với cha mẹ và ít coi trọng giá trị gia đình. Vì vậy, GenZ là những tôn sùng chủ nghĩa cá nhân hơn, thích thể hiện cá tính bản sắc độc đáo của bản thân. Họ tự lập tự chủ nhiều hơn, nhưng sống cũng hiện sinh hơn, sống tập trung vào hiện tại
Thứ ba, thế hệ GenZ sinh ra vốn đã là công dân số, họ thoải mái kết nối trên các nền tảng mạng xã hội (MXH) – nghiện MXH nhiều hơn, gặp nhiều rủi ro trên MXH cũng nhiều hơn. Ngoài giờ học, điện thoại/ipad là thứ đồ chơi công nghệ phổ biến và gần gũi nhất. Nhiều người cho rằng giới trẻ hiện tương tác 3-4 màn hình cùng lúc.
Vì vậy GenZ tiếp cận và tiêu thụ thông tin nhanh và nhiều hơn (tuy nhiên việc xử lý thông tin cũng vì vậy mà được dành ít thời gian hơn). Thói quen làm việc đa nhiệm, và tốc độ dẫn đến văn hóa đọc lướt tăng, đọc nghiền ngẫm đi xuống. Kỹ năng viết ngày càng kém vì đã quen với việc gõ bàn phím trên mạng.
Bộ phận lớn GenZ chưa ý thức về bảo mật thông tin, sẵn sàng chia sẻ thông tin khắp các nền tảng MXH, sẵn sàng đánh đổi rủi ro thông tin lấy những phần thưởng ảo trên mạng. Vì vậy nên có thể Gen Z thích đọc các tài liệu số hơn là các tài liệu giấy truyền thống.
Việc đọc bây giờ giới trẻ không thích đọc chữ mà đọc biểu tượng và hình ảnh, không thích đọc bằng mắt mà nghe bằng tai sách nói.
Thứ tư, phụ huynh của GenZ chủ yếu là Gen X với nhiều người được hấp thụ nền văn hóa phương Tây và tạo nên một tầng lớp trung lưu mới... Gen X đầu tư rất nhiều vào giáo dục cho con cái (gen Z). Có những thống kê cho thấy họ thậm chí dành 70-80% tiền tiết kiệm cho giáo dục của con cái, xu hướng tìm kiếm giáo dục chất lượng nhưng không tin nhiều vào giáo dục nội địa. Họ tìm đọc các lý thuyết và tài liệu nước ngoài.
Bản thân GenZ bây giờ cũng không còn thích học hàn lâm nữa mà học theo kiểu “cầm tay chỉ việc” (on job training)... Nên gen Z thích đọc về các kỹ năng cụ thể, hướng dẫn để làm việc được luôn, kiếm tiền được ngay như học các thủ thuật, các mẹo, học kỹ năng nghề dịch vụ, làm đẹp...
Thứ năm, thế hệ GenZ quan tâm và lo lắng nhiều hơn về vấn đề an ninh phi truyền thống (như an ninh lương thực, an ninh khí hậu, an ninh biển đảo...). Hiện giới trẻ bắt đầu thử các cách sống khác nhau như “sống xanh”, “sống tối giản”, “sống độc thân”, “sống thực dưỡng”, ăn kiêng Keto, sống chậm, trở về với thiên nhiên, coi chạy như là lẽ sống....
Họ thích sống với lối sống YOLO (you only live once) - bạn chỉ sống có một lần. Vì thế có lẽ GenZ sẽ có xu hướng tìm đọc hoặc sở hữu những tác phẩm thể hiện quan điểm phong cách sống như một cách khẳng định bản thân.
Thứ sáu, niềm tin của GenZ về các vấn đề tín ngưỡng tôn giáo cũng cởi mở và đa dạng hơn, quan tâm nhiều hơn về các vấn đề thời sự của đất nước hơn (Ví dụ các vấn đề chung toàn cầu, ý thức về biến đổi khí hậu, rác thải...). GenZ cũng coi trọng sự khác biệt, ủng hộ hôn nhân đồng giới, ủng hộ chuyển giới, ủng hộ sống thử, hẹn hò qua tinder, chấp nhận lối sống độc thân nhiều bạn tình.... Những vấn đề này cũng là những chủ đề được Gen Z quan tâm tiếp cận.
Thứ bẩy, thế hệ GenZ cũng đang gặp nguy cơ cao hơn về tổn thương sức khỏe tâm thần (20-30%) vì ngày ngày phải xử lý một lượng thông tin quá tải. Họ cũng đối diện với nhiều áp lực hơn từ lạm dụng chất kích thích, bạo lực học đường, áp lực bạn bè, cạnh tranh việc làm, ly hôn và nghèo đói, bạo lực, khó chịu và bệnh mãn tính, sự bất định của cuộc sống.
Nỗi sợ thất bại trong cuộc đời của thanh niên chưa bao giờ nhiều như hiện nay. Luôn có nỗi sợ FOMO và FOLO (Fear of missing out và fear of living offline). Họ luôn sợ bị bỏ lỡ việc gì đó vui vẻ, cảm thấy cuộc sống nhạt nhẽo khi bị ngắt khỏi mạng internet. Chính vì vậy, họ cũng quan tâm hơn nhiều đến các lĩnh vực tâm lý, sức khỏe tâm thần và các tác phẩm nổi tiếng về chủ đề này.
Thứ tám, với GenZ, dường như khẳng định về diện mạo bên ngoài là một nỗi ám ảnh. Họ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi người nổi tiếng, bởi dòng phim Hàn quốc trên truyền hình, xu hướng thích đồ hiệu theo trend. Thương hiệu giờ là khẳng định đẳng cấp; nhu cầu sử dụng đồ độc bản vì vậy họ có xu hướng chi tiêu cho những thứ làm nổi bật cá tính qua hình thức bên ngoài ngày càng nhiều. Và các cuốn sách cũng có thể được sở hữu không phải vì nội dung kiến thức mà vì một “phong cách” mà nó mang lại.
Thứ chín, những giá trị mà GenZ coi trọng là trung thành, nhân ái, chu đáo, cởi mở, có trách nhiệm, quyết đoán, yêu nước và biết ơn. Nhưng thứ hạng của các giá trị cuộc sống được sắp xếp gồm thành công của bản thân, sức khỏe của thành viên gia đình, những vấn đề chung của thế giới như sống xanh, môi trường và sự phát triển bền vững và cuối cùng là đóng góp cho quê hương.
Chủ trương sống của Gen Z bây giờ bên cạnh hướng đến những giá trị thực tế cũng hướng đến việc đi tìm kiếm hạnh phúc. Vì vậy, đây cũng là một vấn đề họ quan tâm tìm đọc.
Thế hệ Z là những công dân số sống và học tập trong một không gian công nghệ tiên tiến có khả năng mở rộng các cơ hội truy cập thông tin không giới hạn. Điều này cũng ảnh hưởng đến thói quen và đặc điểm của họ đối với việc đọc đặc biệt là đọc sách.
Sự chú ý của gen Z ngày càng trở nên ngắn hơn, họ có xu hướng tìm kiếm những thông tin hấp dẫn về mặt hình ảnh hơn là âm thanh hay con chữ, được cá nhân hóa theo sở thích.
(PGS.TS Trần Thành Nam - Trường Đại học Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội)
Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
C. Văn bản thông tin
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Nội dung chính của văn bản trên là:
Lời giải của GV VietJack
A. Đặc điểm tâm lí gen Z
Câu 3:
Để đưa ra được 9 đặc điểm tâm lí của gen Z, tác giả bài viết đã dựa vào những nghiên cứu nào? (Có thể lựa chọn nhiều hơn 1 đáp án)
Lời giải của GV VietJack
D. Cả ba đáp án trên
Câu 4:
Thay vì quan tâm đến các vấn đề an ninh, hiện nay gen Z đang lựa chọn cho mình lối sống nào?
Lời giải của GV VietJack
A. “sống xanh”, “sống tối giản”, “sống độc thân”, “sống thực dưỡng”
Câu 5:
Từ nội dung bài viết, tác giả KHÔNG đề cập tới yếu tố nào ảnh hưởng đến đặc điểm tâm lí của gen Z
Lời giải của GV VietJack
C. Chiến tranh
Câu 6:
Việc tác giả cung cấp các đặc điểm tâm lí của gen Z và phân tích từng đặc điểm nhằm mục đích gì?
Lời giải của GV VietJack
A. Cung cấp các thông tin khách quan về thế hệ gen Z – thế hệ còn nhiều tranh cãi
Câu 7:
Cách triển khai văn bản trên được trình bày theo cấu trúc:
Lời giải của GV VietJack
B. Ý chính - nội dung chi tiết
Câu 8:
Thái độ, quan điểm của tác giả khi cung cấp thông tin về đặc điểm tâm lí thế hệ Gen Z là gì?
Lời giải của GV VietJack
B. Khách quan, chia sẻ, thấu hiểu tâm lí
Câu 9:
Cách trình bày dữ liệu và thông tin được thể hiện theo cấu trúc nào? Nhận xét về hiệu quả của các cách trình bày đó.
Lời giải của GV VietJack
- Cấu trúc: Ý chính – Thông tin chi tiết
+ Ý chính: Giới thiệu về thế hệ gen Z và những điều đặc biệt
+ Thông tin chi tiết: Chỉ ra và phân tích cụ thể 9 đặc điểm tâm lí của gen Z
- Nhận xét: Cấu trúc dễ theo dõi, rõ ràng đi vào trọng tâm chính của vấn đề
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trình bày quan điểm của em về vấn đề được đề cập trong bài viết: “GenZ thực dụng và thực tế hơn, tham gia kiếm tiền sớm hơn. Họ không còn quá coi trọng học đại học so với thế hệ trước đây.”
Câu 2:
Em hãy viết bài văn giới thiệu về cuốn sách mà mình yêu thích nhất.
Câu 4:
Để đưa ra được 9 đặc điểm tâm lí của gen Z, tác giả bài viết đã dựa vào những nghiên cứu nào? (Có thể lựa chọn nhiều hơn 1 đáp án)
Câu 5:
Thay vì quan tâm đến các vấn đề an ninh, hiện nay gen Z đang lựa chọn cho mình lối sống nào?
Câu 6:
Từ nội dung bài viết, tác giả KHÔNG đề cập tới yếu tố nào ảnh hưởng đến đặc điểm tâm lí của gen Z
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 3 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 1)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 3)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 4 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 6)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 2 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 2 )
về câu hỏi!