Câu hỏi:

06/12/2024 318

THƠ DUYÊN

Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên,

Cây me ríu rít cặp chim chuyền.

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,

Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền.

 

Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu,

Lả lả cành hoang nắng trở chiều.

Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn,

Lần đầu rung động nỗi thương yêu.

 

Em bước điềm nhiên không vướng chân,

Anh đi lững đững chẳng theo gần.

Vô tâm - nhưng giữa bài thơ dịu,

Anh với em như một cặp vần.

 

Mây biếc về đâu bay gấp gấp,

Con cò trên ruộng cánh phân vân.

Chim nghe trời rộng giang thêm cánh,

Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần.

 

Ai hay tuy lặng bước thu êm,

Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm.

Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy,

Lòng anh thôi đã cưới lòng em.

(Xuân Diệu)

Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là gì?

Đáp án chính xác

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

A. Biểu cảm

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Từ “lả lả” trong câu thơ “Lả lả cành hoang nắng trở chiều” thuộc từ loại nào?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

D. Tính từ

Câu 3:

Những hình ảnh nào gợi lên vẻ đẹp thơ mộng của “con đường”?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

A. Đầy hoa cỏ, cành cây, nắng lá

Câu 4:

Ý nào sau đây thể hiện đúng tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

C. Tình cảm trong sáng

Câu 5:

Từ “duyên” trong nhan đề được hiểu như thế nào?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

D. Thơ mộng, hữu tình, hữu ý

Câu 6:

Khổ thơ đầu có sử dụng biện pháp tu từ nào?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

A. Ẩn dụ

Câu 7:

Ý nào dưới đây khái quát được nội dung chính của văn bản?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

D. Vẻ đẹp chiều thu và duyên tình trong sáng thuở ban đầu

Câu 8:

Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

A. Làm nổi bật sự lãng mạn của tác giả

Câu 9:

Nhận xét về sự thay đổi sắc thái khác nhau của bức tranh thiên nhiên được thể hiện qua các khổ thơ.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

HS nêu nhận xét của mình về sự thay đổi sắc thái của bức tranh thiên nhiên được thể hiện qua các khổ thơ.

Gợi ý:

- Không gian là buổi “chiều mộng” - lãng mạn, êm ái hòa vào đó “thơ trên nhánh duyên” gợi nên khung cảnh trữ tình → hài hòa, tuyệt đẹp.

- Cảnh nắng chiều ở khổ 2 mang nét mạnh mẽ hơn cảnh nắng ở khổ 1 → Có một sự rung động đến từ trái tim. Trên con đường đó, mọi rung động nhỏ nhất của cảm xúc bị phát hiện, bất kể người ta có cố gắng giấu chúng bằng cách nào đi nữa.

- Chiều thu tàn, không gian mở rộng, bắt đầu trở nên gấp gáp hơn. Trời trở nên lạnh hơn → Xao xuyến, bâng khuâng, có chút lo lắng trước sự giá lạnh, cô đơn.

- Sự êm ả của mùa thu, tĩnh lặng như chẳng có gì đặc biệt → Hòa hợp tự nhiên, cảm nhận về hạnh phúc với mức độ cao nhất.

Câu 10:

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu cảm nhận của anh/chị về cái duyên được gợi trong bài thơ.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- HS trình bày suy nghĩ của anh/chị về cái duyên được gợi trong đoạn thơ

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Ví dụ: hình ảnh của mối tình duyên đôi lứa. Hình ảnh “nhánh duyên” là một hình ảnh thơ độc đáo. Nhánh duyên gợi một mối tình mỏng manh của tác giả. Từ đó tác giả thổ lộ về mối tình duyên ngắn ngủi, mong manh và bé nhỏ của mình với người mình yêu,…

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận về tâm hồn của Từ Thức và nêu ý kiến về hành động từ quan của nhân vật này.

Xem đáp án » 06/12/2024 266

Câu 2:

Từ “lả lả” trong câu thơ “Lả lả cành hoang nắng trở chiều” thuộc từ loại nào?

Xem đáp án » 06/12/2024 0

Câu 3:

Những hình ảnh nào gợi lên vẻ đẹp thơ mộng của “con đường”?

Xem đáp án » 06/12/2024 0

Câu 4:

Ý nào sau đây thể hiện đúng tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ?

Xem đáp án » 06/12/2024 0

Câu 5:

Từ “duyên” trong nhan đề được hiểu như thế nào?

Xem đáp án » 06/12/2024 0

Câu 6:

Khổ thơ đầu có sử dụng biện pháp tu từ nào?

Xem đáp án » 06/12/2024 0

Bình luận


Bình luận