Câu hỏi:
06/12/2024 39Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm “Thu hứng” (Cảm xúc mùa thu) của Đỗ Phủ.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích, đánh giá tác phẩm “Thu hứng” (Cảm xúc mùa thu) của Đỗ Phủ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm.
- Nêu vấn đề chính sẽ được tập trung phân tích trong bài viết.
- Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình
+ Nhan đề bài thơ: gợi cho người đọc những suy nghĩ về tâm trạng của nhà thơ trong mùa thu.
+ Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình đi từ cảm xúc trước bức tranh thiên nhiên mùa thu đến cảm xúc trước khung cảnh sinh hoạt của con người trong thu.
- Phân tích, đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của những phương tiện ngôn ngữ đã sử dụng.
* Cảm xúc của nhà thơ trước bức tranh thiên nhiên mùa thu:
+ Hình ảnh thơ gợi hình gợi cảm: “sương móc trắng xóa”, “rừng phong’, “hơi thu hiu hắt”, “sóng tung vọt trùm bầu trời”, “gió mây sà xuống khiến mặt đất âm u”.
+ Khung cảnh mùa thu ở trên cao: “Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm. Vu Sơn, Vu giáp khí tiêu sâm”.
+ “Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm”: diễn tả được làn sương dày tạo thành màu trắng xóa làm tiêu điều cả rừng phong.
+ “Núi Vu, kẽm Vu”: hai địa danh thuộc tỉnh Tứ Xuyên, nơi có vách núi dựng đứng, hiểm trờ. Về mùa thu, khí trời u ám, mù mịt kết hợp với “hơi thu” hiu hắt càng nhấn mạnh với không khí lạnh lẽo bao trùm khắp không gian.
+ Khung cảnh mùa thu ở dưới thấp: “Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng”/ “Tái thượng phong vân tiếp địa âm”.
+ “Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng”: động từ mạnh “tung vọt”, “trùm” diễn tả được chuyển động nhanh, mạnh, dữ dội của dòng sông.
+ “Tái thượng phong vân tiếp địa âm”: hình ảnh gió mây sà xuống thấp khiến cho mặt đất trở nên âm u.
+ Phép đối: “Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng”/ “Tái thượng phong vân tiếp địa âm”.
+ Tính từ miêu tả: “trắng xóa”, “hiu hắt”, “âm u” → bức tranh thiên nhiên mùa thu nơi núi rừng hiu hắt.
+ Gieo vần: “lâm” – “sâm”, “âm” → Không gian rộng tiêu điều, u ám.
→ Bốn câu thơ đầu khắc họa thiên nhiên mùa thu ảm đạm, hiu hắt diễn tả cảm xúc buồn, cô đơn của tác giả.
* Tâm trạng của nhân vật trữ tình trước cảnh vật và khung cảnh sinh hoạt của con người:
+ Hình ảnh thơ: “khóm cúc nở hoa” và “con thuyền lẻ loi” gợi cảm giác trôi nổi, vô định → diễn tả cảm giác nhớ thương quê nhà của tác giả.
+ Phép đối: “Tùng cúc lương khai tha nhật lệ/ Cô chu nhất hệ cố viên tâm”.
+ Hoạt động của con người trong mùa thu: “Hàn y xứ xứ thôi đao xích/ Bạch Đế thành cao cấp mộ châm”
+ Từ láy “rộn ràng”, “dồn dập” → diễn tả nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.
=> Bốn câu thơ cuối bày tỏ nỗi lòng của tác giả trước cảnh vật.
- Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ, ý nghĩa của bài thơ.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 5:
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn “Khi hạt lúa lăn đến cửa không thấy chủ nhà quét dọn tiếp rước mình bèn quay sang nhà khác.”?
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
Trắc nghiệm: Tam đại con gà có đáp án
Bộ 12 đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh Diều có đáp án- Đề 1
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
về câu hỏi!