Câu hỏi:
06/12/2024 374THẦN LÚA
Nữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi. Nàng là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất và sai Nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người.
Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ thành cơm.
Một hôm, cô con gái nhà kia đang bận việc. Sân chưa quét dọn, cửa kho cũng chưa mở, lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo về. Cô gái cuống quít và đâm cáu. Sẵn tay đang cầm cái chổi, cô đập vào đầu bông lúa mà mắng:
- Người ta chưa dọn dẹp xong đã bò về. Gì mà hấp tấp thế.
Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu vương đầy rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị phang một cán chổi vào đầu, tức lắm. Cả đám lúa đều thốt lên:
- Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay mang hái tre, liềm sắc ra cắt, chở ta về.
Từ đó, nữ thần Lúa dỗi, nhất định không cho lúa bò về nữa. Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho nhanh. Và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo.
Sự hờn dỗi của nữ thần Lúa còn đôi khi cay nghiệt hơn nữa. Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con người, nên nhiều lần đã cấm không cho các bông lúa nảy nở. Có kết hạt thì cũng chỉ là lúa lép mà thôi. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn Lúa, cũng là cúng thần Lúa. Có nơi không gọi như thế thì gọi là cúng cơm mới. Cúng hồn Lúa, cơm mới, do các gia đình tổ chức trong nhà mình.
Các làng, các bản cũng phải mở những ngày hội chung để cúng thần Lúa. Trong những ngày hội ấy, mở đầu cho các cuộc tế tự và trò vui, thường có một tiết mục hấp dẫn, gọi là “Rước bông lúa”. Các trò Trám (Vĩnh Phú), trò Triêng (Thanh Hóa), trò thổi tù và cây Hồng (Nghệ An, Hà Tĩnh... đều có rước bông lúa như vậy).
(Trích trong Kho tàng truyện thần thoại Việt Nam, NXB Giáo dục 2008)
Nhân vật chính trong truyện là ai?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
A. Thần Lúa
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?
Lời giải của GV VietJack
C. Ngôi thứ ba
Câu 3:
Chi tiết nào dưới đây không phải chi tiết kì ảo trong truyện?
Lời giải của GV VietJack
D. Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho nhanh
Câu 4:
Nhân vật thần Lúa trong câu chuyện trên mang những đặc điểm gì của nhân vật thần thoại?
Lời giải của GV VietJack
A. Nguồn gốc thần linh, có năng lực siêu nhiên và khả năng biến hóa khác thường
Câu 5:
Truyện giải thích cho sự kiện văn hóa nào trong đời sống nhân dân?
Lời giải của GV VietJack
B. Cúng cơm mới, cúng hồn Lúa
Câu 6:
Nghĩa của từ Hán Việt “trần gian” trong câu văn “Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông.” được hiểu như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
B. Con người trên mặt đất
Câu 7:
Lễ “Cúng hồn lúa” được nhắc tới trong văn bản mang ý nghĩa gì?
Lời giải của GV VietJack
C. Sau mỗi mùa gặt, người trần phải làm lễ để tỏ lòng biết ơn tới thần Lúa đã ban tặng một mùa gặt bội thu
Câu 8:
Truyện phản ánh nhận thức của con người thời xưa về điều gì?
Lời giải của GV VietJack
A. Nguồn gốc cây lúa, nghề trồng lúa
Câu 9:
Viết đoạn văn ngắn chỉ ra một chi tiết anh/chị cảm thấy thích thú nhất trong câu chuyện trên.
Lời giải của GV VietJack
- HS đưa ra chi tiết anh/chị cảm thấy thích thú nhất trong câu chuyện trên.
+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn
+ Đảm bảo yêu cầu nội dung
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử.
Câu 2:
Thần Mưa và thần Sét trong thần thoại Việt Nam được miêu tả:
- Thần Mưa: “Thần Mưa là vị thần hình rồng, thường bay xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi. Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội.”
- Thần Sét: “Tính thần Sét rất nóng nẩy: Hễ Ngọc Hoàng sai là đi ngay, hễ thấy là đánh liền cho nên cũng có lúc làm cho người, vật chết oan. Vì thế mà thần Sét đã có lúc bị Ngọc Hoàng phạt vì đánh lầm giết hại kẻ vô tội.”
Anh/chị hãy rút ra điểm tương đồng trong tính cách của ba vị thần: thần Mưa, thần Sét và thần Lúa.
Câu 5:
Nhân vật thần Lúa trong câu chuyện trên mang những đặc điểm gì của nhân vật thần thoại?
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
Trắc nghiệm: Tam đại con gà có đáp án
Bộ 12 đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh Diều có đáp án- Đề 1
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
về câu hỏi!