Câu hỏi:

06/12/2024 38

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích, đánh giá tác phẩm “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm.

- Nêu vấn đề chính sẽ được tập trung phân tích trong bài viết.

- Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình.

+ Nhan đề bài thơ: gợi ra sự căng tràn, tròn đầy của mùa xuân.

+ Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình đi từ ngoại cảnh đến tâm cảnh.

- Phân tích, đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của những phương ngôn ngữ đã được sử dụng.

* Khung cảnh mùa xuân:

- Thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy nhựa sống

+ Hình ảnh thơ gợi hình gợi cảm: “làn nắng ửng”, “khói mơ tan”, “bóng xuân sang”, “sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”.

+ Biện pháp tu từ: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “bóng xuân sang”. Đảo ngữ “Sột soạt gió trêu tà áo biếc” với từ láy “sột soạt” để miêu tả âm thanh của gió thổi tình tứ, trêu đùa tà áo biếc.

+ Nhịp thơ: có sự thay đổi linh hoạt → Gợi mở không gian.

+ Gieo vần: “vàng” – “sang”, “trời” – “chơi” → Không gian rộng lớn.

=> Ngôn từ của bài thơ gợi lên khung cảnh của một mùa xuân đang vào giai đoạn đẹp nhất, rực rỡ và căng tràn sức sống.

- Con người đang độ tuổi xuân rực rỡ:

+ Hình ảnh thơ giàu sức gợi: “đám xuân xanh”, “tiếng ca vắt vẻo”, “khách xa”, “chị ấy”.

+ Biện pháp tu từ:

Nhân hóa “tiếng ca” – “vắt vẻo”, “hổn hển”

So sánh “tiếng ca” – “lời của nước mây”

+ Nhịp thơ cũng có sự thay đổi để phù hợp với tâm trạng nuối tiếc của nhân vật trữ tình.

=> Trong khung cảnh mùa xuân, con người hiện lên với tiếng ca trong trẻo, ngây thơ.

* Tâm trạng của nhân vật trữ tình:

- Câu hỏi tu từ: “- Chị ấy, năm nay còn gánh thóc/ Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”

- Gieo vần “làng” – “chang chang” bày tỏ sự vang vọng trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình.

- Hệ thống từ láy: “Hổn hển”, “thầm thĩ”, “chang chang”, “bâng khuâng”.

=> Thể hiện nỗi nhớ quê, khát khao giao cảm với người, với đời.

- Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác cùng đề tài, chủ đề, thể loại.

- Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ, ý nghĩa của bài thơ.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nhân vật chính trong truyện là ai?

Xem đáp án » 06/12/2024 366

Câu 2:

Thần Mưa và thần Sét trong thần thoại Việt Nam được miêu tả:

- Thần Mưa: “Thần Mưa là vị thần hình rồng, thường bay xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi. Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội.”

- Thần Sét: “Tính thần Sét rất nóng nẩy: Hễ Ngọc Hoàng sai là đi ngay, hễ thấy là đánh liền cho nên cũng có lúc làm cho người, vật chết oan. Vì thế mà thần Sét đã có lúc bị Ngọc Hoàng phạt vì đánh lầm giết hại kẻ vô tội.” 

Anh/chị hãy rút ra điểm tương đồng trong tính cách của ba vị thần: thần Mưa, thần Sét và thần Lúa.

Xem đáp án » 06/12/2024 33

Câu 3:

Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?

Xem đáp án » 06/12/2024 0

Câu 4:

Chi tiết nào dưới đây không phải chi tiết kì ảo trong truyện?

Xem đáp án » 06/12/2024 0

Câu 5:

Nhân vật thần Lúa trong câu chuyện trên mang những đặc điểm gì của nhân vật thần thoại?

Xem đáp án » 06/12/2024 0

Câu 6:

Truyện giải thích cho sự kiện văn hóa nào trong đời sống nhân dân?

Xem đáp án » 06/12/2024 0

Bình luận


Bình luận