Câu hỏi:
06/12/2024 30Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện “Thần Trụ Trời” trích trong “Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới” (Thần thoại Việt Nam).
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện “Thần Trụ Trời” trích trong “Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới”.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
- Giới thiệu về truyện kể: Truyện “Thần Trụ trời” thuộc nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài hay còn gọi là thần thoại suy nguyên được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm.
- Trình bày khái quát nội dung cần phân tích, đánh giá: Chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện “Thần Trụ trời”.
- Xác định chủ đề của truyện kể và ý nghĩa của chủ đề: truyện giải thích quá trình tạo lập thế giới: phân chia trời, đất và nguồn gốc hình thành các dạng địa hình như núi, đảo,... một cách sáng tạo qua các yếu tố kì ảo.
- Phân tích, đánh giá các khía cạnh trong chủ đề của truyện kể:
+ Giải thích sự phân chia trời, đất thông qua sự kiện thần Trụ trời xây cột đá chống trời.
+ Sự hình thành các dạng địa hình khác nhau: thần lại phá cột đi, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi...
- Đánh giá: truyện cho thấy khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của con người trong buổi đầu sơ khai.
- Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể:
+ Truyện đã xây dựng nhân vật Thần Trụ trời - vị thần sức mạnh siêu nhiên, thực hiện công việc phân chia trời và đất, tạo nên các dạng địa hình khác nhau.
+ Thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp với các chi tiết hư cấu tạo nên một câu chuyện đầy sức hấp dẫn và thuyết phục đối với người đọc.
- Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật truyện kể.
- Nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo
- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 4:
Những từ ngữ chỉ thời gian, không gian và hình ảnh trong 4 câu đầu của bài thơ cho thấy tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?
Câu 6:
Đâu là từ Hán Việt được sử dụng trong hai câu thơ sau:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.”
về câu hỏi!