Câu hỏi:

06/12/2024 542

Đọc bài thơ sau:  

QUÊ HƯƠNG

 (1)Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:

"Ai bảo chăn trâu là khổ?"

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

Những ngày trốn học

Đuổi bướm cầu ao

Mẹ bắt được...

Chưa đánh roi nào đã khóc!

Có cô bé nhà bên

Nhìn tôi cười khúc khích

Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi...

 

(2) Cách mạng bùng lên

Rồi kháng chiến trường kỳ

Quê tôi đầy bóng giặc

Từ biệt mẹ tôi đi

Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)

Giữa cuộc hành quân không nói được một lời

Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại...

Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi...

                                               

(3)Hoà bình tôi trở về đây

Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày

Lại gặp em

Thẹn thùng nép sau cánh cửa...

Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ

Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)

Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi

Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng...

 

(4) Hôm nay nhận được tin em

Không tin được dù đó là sự thật

Giặc bắn em rồi quăng mất xác

Chỉ vì em là du kích, em ơi!

Đau xé lòng anh, chết nửa con người!

 

(5) Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm

Có những ngày trốn học bị đòn roi...

Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất

Có một phần xương thịt của em tôi!

(Giang Nam, Tháng Tám ngày mai, NXB Văn học, 1962)    

Bài thơ chủ yếu sử dụng những phương thức biểu đạt nào là chính:

Đáp án chính xác

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

B. Biểu cảm kết hợp tự sự

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Bài thơ được viết bằng thể thơ nào?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

B. Tám chữ

Câu 3:

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

B. Tôi

Câu 4:

Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ đạo trong trong các câu thơ: Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!); Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!); Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

D. Chêm xen

Câu 5:

Trong đoạn thơ thứ tư, cảm xúc của chủ thể trữ tình được thể hiện như thế nào trước sự ra đi của cô gái?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

B. Ngỡ ngàng, đau đớn, căm giận.

Câu 6:

Vẻ đẹp nổi bật trong tâm hồn nhân vật “tôi” và “em” thể hiện qua đoạn thơ thứ hai:

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

C. Yêu quê hương, đất nước       

Câu 7:

Qua bài thơ, nhân vật trữ tình đã gặp lại em trong hoàn cảnh nào?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

D. Hòa bình, nhân vật trữ tình trở về quê hương

Câu 8:

Trong đoạn thơ thứ nhất, nhân vật trữ tình đã nhớ về những kỉ niệm nào của tuổi thơ?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Trong đoạn thơ thứ nhất, nhân vật trữ tình đã nhớ về những kỉ niệm của tuổi thơ: ngày hai buổi đến trường, chăn trâu, thả diều, bắt bướm, trốn học, mẹ đánh, cô bé nhà bên cười khúc khích…

Câu 9:

Hình ảnh cô bé nhà bên được miêu tả như thế nào? Hình ảnh đó xuyên suốt bài thơ gợi lên cho anh/chị những suy nghĩ gì?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Hình ảnh cô bé nhà bên được miêu tả qua nụ cười khúc khích, đôi mắt đen tròn và vẻ “thẹn thùng nép sau cửa”.

- Hình ảnh cô bé nhà bên luôn hiện diện trong tâm trí nhà thơ thể hiện:

+ Nỗi nhớ thường trực của người chiến sĩ: luôn hướng về quê nhà mà ở đó hình ảnh cô bé nhà bên - điều thân thuộc với tác giả nhất trở thành trung tâm của nỗi nhớ mong.

+ Đây cũng là hình ảnh xuyên suốt bài thơ nhằm thể hiện vẻ đẹp của tuổi trẻ: hòa quyện tình yêu lứa đôi và tình yêu đất nước, sẵn sàng cống hiến cho công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

+ Làm nên chất lãng mạn cho bài thơ.

Câu 10:

 Anh/chị cảm nhận như thế nào về tình yêu quê hương của tác giả được bộc lộ trong đoạn thơ cuối? Từ đó nêu suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu nước của thanh niên thời hiện đại. Trả lời trong khoảng 5-10 dòng.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Tình yêu quê hương của tác giả được bộc lộ trong khổ thơ cuối: Tình yêu quê hương có sự thay đổi. Xưa yêu quê hương vì đây là nơi mà nhà thơ sinh ra, lớn lên; là nơi gắn liền với những kỉ niệm thời thơ ấu. Nay, yêu quê hương không chỉ vì quê hương là mảnh đất đã gắn bó với tác giả, mà hơn hết, quê hương ngày hôm nay là quê hương mà biết bao người thân yêu đã ngã xuống, đánh đổi xương máu để giành lại từ tay quân thù. Tình yêu lứa đôi đã hòa quyện với tình yêu đất nước thật cao đẹp.

- Suy nghĩ về lòng yêu nước của thanh niên thời hiện đại:

+ Đa số thanh niên đều có tình cảm yêu mến, gắn bó với quê hương, đất nước. Sẵn sàng đem nhiệt huyết tuổi trẻ góp mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

+ Một số còn có suy nghĩ lệch lạc, sống hưởng thụ, ích kỉ, quên đi cội nguồn…, làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp và truyền thống của đất nước.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

  Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự hi sinh.

Xem đáp án » 07/12/2024 60

Câu 2:

Bài thơ được viết bằng thể thơ nào?

Xem đáp án » 06/12/2024 0

Câu 3:

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là?

Xem đáp án » 06/12/2024 0

Câu 4:

Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ đạo trong trong các câu thơ: Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!); Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!); Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)?

Xem đáp án » 07/12/2024 0

Câu 5:

Trong đoạn thơ thứ tư, cảm xúc của chủ thể trữ tình được thể hiện như thế nào trước sự ra đi của cô gái?

Xem đáp án » 06/12/2024 0

Câu 6:

Vẻ đẹp nổi bật trong tâm hồn nhân vật “tôi” và “em” thể hiện qua đoạn thơ thứ hai:

Xem đáp án » 07/12/2024 0

Bình luận


Bình luận