Câu hỏi:
07/12/2024 684Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
“Dần thức dậy thì trong nhà còn tối om om. Ðêm tháng chạp, trời lâu sáng. Thật ra thì gà gáy đã lâu. Tiếng gà gáy xôn xao. Và óc Dần còn lưởng vưởng một ý nhớ mơ hồ, giống như khi người ta nhớ lại những chốn mình đã qua trong một giấc chiêm bao: Dần chưa tỉnh hẳn ra, Dần đã thấy những tiếng gà gáy rất mong manh, rất xa xôi vẩn lên trong giấc ngủ nửa mê nửa tỉnh. Rồi thì Dần tỉnh hẳn. Có lẽ do một tiếng gáy cộc lốc của anh gà trụi trong chuồng gà nhà bên cạnh. Con gà đang ở thời kỳ tập gáy, tiếng gáy ngắn nhưng đã vang động lắm. ấy là một con gà có sức. Dần phác lại trong tưởng tượng cái hình dung lộc ngộc của nó, lấc cấc và vụng dại như một anh con trai mười sáu tuổi, đôi chân cao, cái cổ trần ngất nghểu, cái mào đỏ khè mới hơi nhu nhú, cái đuôi cụt ngủn. Anh chàng rất hay sang nhà nó tãi gio, tãi rác, khiến nó bực mình đã mấy lần toan vụt chết.
Dần nhỏm dậy. Nó sờ soạng ra khỏi cái ổ rơm rồi đi thẳng ra ngoài. Bên ngoài mịt mù sương. Khí lạnh sắc như dao. Dần rùng mình và hắt hơi mấy cái luôn. Nó thấy cần phải động đậy ngay, cần phải làm ngay một việc gì cho nóng người: đã rét mà lại còn đứng co ro thì chỉ càng tổ rét. Nó mải mốt vơ lấy cái chổi để quét sân, quét ngõ. Việc quét tước ấy chẳng sáng nào nó quên làm, dù sân nhà có bẩn hay không. Ấy là một thói quen cũng như cái thói quen dậy từ lúc hãy còn đêm. Nết chăm chỉ ấy, nó học được mấy năm đi ở.
(Lược một đoạn: Dần đi ở được 2 năm thì mẹ nó chết. Nó phải trở về trông em và bố con làm thuê làm mướn nuôi nhau. Gia đình Dần phải sống trong tình cảnh đói khát, thiếu thốn. Trước khi đi kiếm tiền, bát gạo trong rừng bố Dần đã quyết định đồng ý cho con gái của mình lấy chồng)
Xế chiều hôm ấy, bà mẹ chồng và chồng Dần mới đến. Cả hai cùng mặc quần áo cánh. Bà mẹ khoác một cái áo nâu dài đã bạc ở trên vai. Chú rể xách một chẽ cau, chừng một chục quả. Vào đến nhà, y lúng túng không biết đặt đâu. [...] Bà mẹ chồng có lời ngay:
– Thưa ông, ông đã có lòng thương đến cháu, mà xét ra, như thế này thì thật ông thương quá, thương mọi nhẽ, cái gì ông cũng châm chước đi cho cả, khiến chúng tôi cảm tạ cái bụng ông mà lại lấy làm xấu hổ về cái cách chúng tôi xử lắm. Chúng tôi xử thế này thật quả là không phải. Nhưng lạy Trời, lạy Ðất!… Chúng tôi cũng muốn nghĩ thế nào kia nhưng ông trời ông ấy chỉ cho nghĩ đến thế thôi, thì cũng phải rầu lòng mà chín bỏ làm mười, chứ như ông thì thật một bỏ làm mười, mà không được một cũng bỏ làm mười. Có vậy thì công việc của cháu mới xong xuôi được. [...]
Rồi ông ngồi lử thử. Bởi vì ông buồn lắm. Chỉ lát nữa là người ta rước Dần đi. Ðêm hôm nay, chỉ còn mình ông với hai đứa trẻ con. Nhà sẽ vắng ngắt vắng ngơ, chẳng khác gì ngày vợ ông mới chết đi. Rồi chỉ mươi bữa, nửa tháng là ông đã phải bỏ nốt hai đứa con trai để ngược… Chao ôi! Buồn biết mấy?… Ông đờ đẫn cả người. Ông nghĩ bụng rằng: giá Dần không phải về nhà người ta, thì có lẽ chẳng đời nào ông phải lên rừng; ông cứ ở nhà với ba con, bố con đùm bọc lấy nhau, bây giờ bỏ lại hai đứa bé mà đi, ông thương chúng nó quá… A thì ra ông phải đi nơi khác làm ăn, chẳng phải vì cớ gì khác mà chỉ vì Dần phải đi lấy chồng, Dần đi lấy chồng, không ai trông coi vườn đất, nhà cửa, con cái cho ông nữa… Ông buồn quá. Ông đáp lại những câu rất dài dòng của bà thông gia bằng những câu ngắn ngủn. Bà thông gia, trái lại nhiều lời lắm. Bà vui vẻ. Bà nói luôn. Bởi tài ăn nói của người ta, một đời mới có dịp dùng đến độ vài lần. Bà thì chỉ một lần thôi, bởi vì bà có mỗi một mống con trai. Lấy một con vợ cho con, có dễ đâu? Nhất là mình lại không có nhiều tiền. Công việc phải qua mấy mươi nấc, mấy mươi cầu. Chưa cưới được vợ về cho con, thì còn là đi lại mỏi chân, van ông lạy bà sái hàm răng… Công việc của bà, mười phần xong đến chín phần rồi. Còn một tý chút nữa mà thôi. Tội gì không ngọt ngào với người ta cho yên ổn cả. Người ta gả con gái, đã chẳng được gì thì cũng phải được lời nói mát lòng, mát ruột cho hả dạ…
Ðến tối, đám cưới mới ra đi. Vẻn vẹn có sáu người, cả nhà gái nhà trai. Ông bố vợ đã tưởng không đi. Nhưng bà mẹ chồng cố mời. Vả lại nếu ông không đi, thì hai đứa bé cũng không thể đi mà Dần thì đang khóc lóc. Nếu chỉ có mình nó ra đi thì có lẽ nó cũng không chịu nốt. Ông đành kéo mấy cành rào lấp ngõ rồi đi vậy.
Dần không chịu mặc cái áo dài của bà mẹ chồng đưa, thành thử lại chính bà khoác cái áo ấy trên vai. Dần mặc những áo vải ngày thường nghĩa là một cái quần cồng cộc xẫng và đụp những miếng vá thật to, một cái áo cánh nâu bạc phếch và cũng vá nhiều chỗ lắm, một bên tay rách quá, đã xé cụt gần đến nách. Nó sụt sịt khóc, đi bên cạnh mẹ chồng. Chú rể dắt đứa em lớn của Dần. Còn thằng bé thì ông bố cõng. Cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ…”
(Trích Một đám cưới, Tuyển tập Nam Cao, NXB lao động, tr.135-138)
Truyện được kể theo ngôi thứ mấy, có điểm nhìn nghệ thuật như thế nào?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
B. Ngôi thứ ba, có điểm nhìn toàn tri
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Truyện được kể theo trật tự thời gian như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
C. Hiện tại – quá khứ – hiện tại
Câu 3:
Người mẹ chồng đến rước dâu về vào thời điểm nào
Lời giải của GV VietJack
C. Xế chiều hôm ấy
Câu 4:
Trong đoạn trích, đám cưới diễn ra gồm có những ai?
Lời giải của GV VietJack
D. Đám cưới mới có bà thông gia, chồng Dần, bố Dần, hai đứa em và Dần.
Câu 5:
Vì sao ngày cưới của con gái ông bố Dần lại “buồn lắm” ?
Lời giải của GV VietJack
D. Vì không ai trông coi vườn đất, nhà cửa, con cái cho ông nữa.
Câu 6:
Thủ pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên?
Lời giải của GV VietJack
B. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện éo le.
Câu 7:
Đề tài của tác phẩm thể hiện qua đoạn trích là:
Lời giải của GV VietJack
A. Viết về người nông dân nghèo.
Câu 8:
Anh/chị có nhận xét gì về thời gian nghệ thuật trong đoạn trích trên?
Lời giải của GV VietJack
Thời gian diễn ra đám cưới là đêm tối hé mở số phận, cuộc đời ảm đạm, tối tăm, tù túng của các nhân vật trong cảnh nghèo, phải đám cưới chạy đói.
Câu 9:
Tâm trạng “buồn lắm” của bố Dần và tiếng “sụt sịt khóc” của nhân vật Dần trong ngày cưới gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về số phận con người trước Cách mạng tháng 8 năm 1945?
Lời giải của GV VietJack
Đám cưới không phải là ngày sum vầy hạnh phúc mà là ngày chia lìa của bố con cái Dần.
- Đám cưới qua loa, sơ sài: bỏ hết lễ nghi tối thiểu, đám cưới “như đám xẩm” đầy ám ảnh lòng người.
à Vậy nên, tâm trạng “buồn lắm” của bố Dần và tiếng “sụt sịt khóc” của nhân vật Dần trong ngày cưới gợi cho ta thấy số phận nghèo túng, lay lắt đến xót xa của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Câu 10:
Anh/chị hãy nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm trên?
Lời giải của GV VietJack
Cảm thông, yêu thương và trân trọng, ngợi ca tình cảm chân thật, tình yêu thương chân thành giữa những con người nghèo khó.
Câu 11:
Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nghệ thuật tự sự của đoạn trích trong tác phẩm trên.
Lời giải của GV VietJack
. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Những nét đặc sắc về nghệ thuật tự sự (Những đặc điểm trong cách kể của tác giả)
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý:
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và phương diện nghệ thuật mà bài viết sẽ tập trung làm rõ
- Câu chuyện không được thuật lại theo trình tự thời gian, có sự đan xen giữa hiện tại - quá khứ - hiện tại
- Truyện xây dựng tình huống thật éo le, ngược đời: Đám cưới chạy đói
- Người kể chuyện ở ngôi thứ 3 – người kể chuyện toàn tri, không trực tiếp tham gia, chứng kiến các sự việc xảy ra trong truyện nhưng là người quan sát toàn năng, biết hết mọi việc.
- Điểm nhìn trần thuật: Điểm nhìn bên ngoài kết hợp với điểm nhìn bên trong làm nổi bật cảnh đám cưới của Dần diễn ra ngậm ngùi, buồn tủi và cho thấy rõ tâm trạng của các nhân vật
- Các nhân vật được xây dựng trong truyện ngắn có một cuộc đời, số phận nghèo đói, tủi nhục (dẫn chứng)
- Lời trần thuật nửa trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc diễn tả những suy nghĩ, tâm trạng của các nhân vật
à Với cách kể chuyện linh hoạt, lời kể chặt chẽ, tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, giọng điệu buồn thương, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế Nam Cao đã phản ánhchân thực cuộc đời, số phận tăm tối, tủi nhục và vẻ đẹp nhân cách của những người dân nghèo Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám mang đến cho tác phẩm giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 5:
Thủ pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên?
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 5
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 10
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 12
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 6
14 câu Trắc nghiệm Tìm hiểu chi tiết Chí Phèo Kết nối tri thức có đáp án
về câu hỏi!