Câu hỏi:
08/12/2024 524NỖI THƯƠNG MÌNH
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Tóm tắt Truyện Kiều
* Gặp gỡ và đính ước
Thúy Kiều là thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng gia đình trung lưu, sống trong cảnh êm đềm cùng hai em Thúy Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân Thúy Kiều gặp Kim Trọng và đem lòng yêu chàng, hai người đã tự ý thề nguyền và đính ước với nhau.
* Gia biến và lưu lạc
Khi Kim Trọng về quê chịu tang chú thì gia đình Kiều gặp nạn, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị bọn buôn người Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó nàng được Thúc Sinh, cứu khỏi lầu xanh, nhưng sau đó nàng bị Hoạn Thư ghen, đày đọa, Kiều tới nương tựa nơi cửa Phật. Sư giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà, Kiều hai lần rơi vào lầu xanh được Từ Hải cứu, giúp nàng báo ân báo oán. Thúy Kiều mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải chết, nàng bị ép gả cho viên thổ quan, Kiều đau đớn nên trẫm mình xuống sông Tiền Đường tự tử. Nàng được sư Giác Duyên cứu giúp.
* Đoàn tụ
Sau nửa năm chịu tang chú, Kim Trọng trở về, dù kết duyên với em gái Thúy Kiều là Thúy Vân nhưng lòng chàng vẫn khôn nguôi nhớ Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim Kiều đoàn tụ cùng vui duyên “bạn bầy”.
Sau đây là đoạn trích từ Truyện Kiều
Biết bao bướm lả ong lơi!
Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Tràng Khanh
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa
Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường?
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?
Mặc người mưa Sở mây Tần
Những mình nào biết có xuân là gì?
Đòi phen gió tựa hoa kề
Nửa rèm tuyết ngậm, bốn bề trăng thâu
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu?
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!
Đòi phen nét vẽ câu thơ
Cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa.
Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó mặn mà với ai?
Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).
Quảng cáo
Trả lời:
D. Lục bát
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là?
Lời giải của GV VietJack
C. Biểu cảm
Câu 3:
Nhân vật trữ tình trong đoạn trích trên là ai?
Lời giải của GV VietJack
A. Thúy Kiều
Câu 4:
Hai câu thơ Khi sao phong gấm rủ là/Giờ sao tan tác như hoa giữa đường không chỉ thể hiện một sự đối lập đau lòng và trớ trêu giữa hai quãng đời của Thúy Kiều mà còn thể hiện một ý rộng và khái quát hơn, đó là:
Lời giải của GV VietJack
C. Sự nghịch trái trơ trêu trong đời khách hồng nhan nói chung.
Câu 5:
Việc lặp lại chữ mình đến ba lần trong câu thơ Giật mình mình lại thương mình xót xa đã có tác dụng gì?
Lời giải của GV VietJack
C. Khẳng định những cuộc vui, trận cười chỉ là giả, là gượng.
Câu 6:
Chữ xuân trong câu Những mình nào biết có xuân là gì có nghĩa là gì?
Lời giải của GV VietJack
A. Hạnh phúc
Câu 7:
Hình thức đối trong nội bộ các dòng thơ (bướm lả - ong lơi, cuộc say - trận cười, đầy tháng - suốt đêm, lá gió - cành chim, sớm đưa - tối tìm...) không có tác dụng gì?
Lời giải của GV VietJack
C. Làm cho âm hưởng đoạn thơ thêm hùng hồn.
Câu 8:
Ý nào chưa chính xác khi nói về giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích?
Lời giải của GV VietJack
A. Diễn tả nỗi nhớ thương gia đình, Kiều cảm thấy hổ thẹn khi chưa làm trọn nghĩa vẹn tình với cha mẹ.
Câu 9:
Em hiểu điều gì về tâm trạng của Thúy Kiều khi phải tiếp khách lầu xanh qua những câu thơ: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ; Vui là vui gượng kẻo là.
Lời giải của GV VietJack
Những câu thơ: «Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ»; «Vui là vui gượng kẻo là»:
- Biểu đạt: Mối quan hệ giữa cảnh và tình – người buồn nhìn cảnh đâu cũng thấy buồn; đồng thời còn cho thấy niềm vui của Thúy Kiều chỉ là gượng gạo, vui giả, vui bên ngoài.
- Qua đó, hai câu thơ trên biểu đạt tâm trạng buồn khổ, cô đơn, lạc lõng, bế tắc của Kiều. Vì có ý thức về nhân phẩm nên Kiều càng đau khổ khi phải sống trong hoàn cảnh nhơ nhớp.
Câu 10:
Nhận xét nét đặc sắc về nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật Thúy Kiều của Nguyễn Du trong đoạn thơ trên.
Lời giải của GV VietJack
- Nét đặc sắc về nghệ thuật miêu tả miêu tả nội tâm nhân vật Thúy Kiều của Nguyễn Du trong đoạn thơ trên:
+ Miêu tả qua bút pháp tả cảnh, ngụ tình: Từ cảnh sinh hoạt đến cảnh thiên nhiên đều chất chứa tâm trạng buồn khổ của Thúy Kiều;
+ Miêu tả qua ngôn ngữ nửa trực tiếp, qua độc thoại nội tâm: Đoạn thơ như lời Kiều tự nói với chính mình về cuộc sống và cảm nhận của Kiều nơi lầu xanh;
+ Miêu tả qua hệ thống các từ ngữ giàu giá trị biểu đạt, vừa có ngôn từ của cuộc sống, vừa sử dụng các điển tích, điển cố;
+ Vận dụng hiệu quả của các biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ xoáy sâu vào nỗi đau, các phép đối lập, tương phản giữa quá khứ với hiện tại, phép tiểu đối, trường đối, so sánh, ẩn dụ..
- Có thể nói: Nguyễn Du đã rất thành công trong việc miêu tả nội tâm nhân vật Thúy Kiều ở lầu xanh.
Câu 11:
Em hãy viết bài văn thuyết minh về đoạn trích Nỗi thương mình – trích Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du.
Lời giải của GV VietJack
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh
Đảm bảo cấu trúc ba phần: Mở - Thân - Kết.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn thuyết minh đoạn trích Nỗi thương mình – Nguyễn Du.
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:
1. Mở bài
- Giới thiệu tác, tác phẩm.
- Giới thiệu giá trị nổi bật của tác phẩm (nhân đạo).
2. Thân bài
- Giới thiệu ngắn gọn về con người và sự nghiệp của tác giả
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác và thể loại của tác phẩm
- Thuyết minh về đề tài, nội dung, cảm hứng chủ đạo (dùng yếu tố nghị luận, biểu cảm)
- Nghệ thuật nổi bật của tác phẩm (Yếu tố tự sự; nghệ thuật trữ tình; nghệ thuật đối lập…)
- Giá trị tư tưởng: Tấm lòng nhân đạo cao cả
3. Kết bài
- Khẳng định giá trị giáo dục của tác phẩm
- Tác động của tác phẩm tới nhận thức, cảm xúc của bản thân
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Hai câu thơ Khi sao phong gấm rủ là/Giờ sao tan tác như hoa giữa đường không chỉ thể hiện một sự đối lập đau lòng và trớ trêu giữa hai quãng đời của Thúy Kiều mà còn thể hiện một ý rộng và khái quát hơn, đó là:
Câu 4:
Việc lặp lại chữ mình đến ba lần trong câu thơ Giật mình mình lại thương mình xót xa đã có tác dụng gì?
Câu 5:
Chữ xuân trong câu Những mình nào biết có xuân là gì có nghĩa là gì?
Câu 6:
Hình thức đối trong nội bộ các dòng thơ (bướm lả - ong lơi, cuộc say - trận cười, đầy tháng - suốt đêm, lá gió - cành chim, sớm đưa - tối tìm...) không có tác dụng gì?
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 10
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 5
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 12
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
14 câu Trắc nghiệm Tìm hiểu chi tiết Chí Phèo Kết nối tri thức có đáp án
về câu hỏi!