Câu hỏi:

09/12/2024 626

LƯU BÌNH – DƯƠNG LỄ

(trích đoạn)

Tóm tắt phần trước: Lưu Bình và Dương Lễ là hai người bạn tâm giao từ thuở thiếu thời. Dương Lễ nhà nghèo, còn Lưu Bình giàu có nên Bình đã đem bạn về nhà ở, ăn cùng mâm, học cùng đèn, tình bạn hữu rất tương đắc. Dương Lễ biết phận mình là con nhà nghèo nên ra sức học, còn Lưu Bình cậy mình có của nên lười biếng, ham chơi. Đến khoa thi, Dương Lễ thi đậu được bổ ra làm quan. Còn Lưu Bình thì thi rớt nên sinh ra chán nản, ăn chơi hơn trước, thi mãi không đậu.

Trích đoạn dưới đây nói về cảnh Lưu Bình sau khi thi trượt, sực nhớ đến bạn Dương Lễ hiện đang làm quan lớn nên tìm đến nhà Dương Lễ để nhờ giúp đỡ.

Lưu Bình: - Thương ôi,

Vận cùng cơ nhỡ

Đầy tớ thời lại bỏ ra đi

Đường thì xa thui thủi bước ra về

Âu đành cất lấy gánh ra về kẻo muộn

(Hát thảm) Chữ bần là chữ làm sao

Muộn mằn chi để anh hào tủi thân […]

Lưu Bình: - Than ôi, tôi thi thời không đỗ

Về đến nhà, nhà cháy sạch không

Ờ, ờ…bác Dương công rẫy đã hiển vinh(1)

Tình bằng hữu(2) ắt thương mình mới phải

Nghĩ đi song còn nghĩ lại

Âu là ta đành cố mà sang

Họa người nhớ kim lan(3) nghĩa cũ

Đây đã tới dinh bác Dương công rồi đó

Biết cậy ai vào bẩm cho cùng.

Không biết các chú tiểu đồng đi đâu vắng cả?

Hầu phòng: - Anh em ơi, ra quét cung dinh phải lẽ chăng?

Tôi thằng Phòng, hầu quan Dương Lễ

Bấy lâu nay đầy tớ chân tay

Người ăn thôi, tôi lại đặt bày

Của thừa thãi tha hồ sung sướng […]

Tiếng đế: Chú Phòng ơi, nhà ngoài có khách!

Lưu Bình: - (chào vào) Tôi chào cậu hầu phòng!

Hầu phòng: Anh này láo! Thấy tôi có đứa em gái chào ngay bằng cậu.

Lưu Bình: - Dạ, thưa chú.

Hầu phòng: - Bác thì tạm được, tên anh là gì?

Lưu Bình: - Tôi tên gọi Lưu Bình quê vốn ở Bắc Ninh

Bạn cùng quan Dương Lễ

Từ thuở hàn vi(4) tấm bé

Nhớ ngãi xưa tôi vội vã sang hầu.

Hầu phòng: - Cái nhà anh này. Quần nước xáo, áo nước dưa, bạn với tôi còn không đánh huống cho đòi bạn với quan, có ra ngay không tôi đánh bây giờ!

Lưu Bình: - Thưa với bác,

Bạn là bạn lúc hàn vi hai sách một đèn

Còn bây giờ là bước truân chuyên(5)

Sang ăn mày quan tiền, thưng gạo về đi học […]

Tiếng đế: Mời quan ra nhà ngoại có khách!

Dương Lễ: - Kể từ chiếm được bảng vàng

Lòng thương bạn ngày đêm canh cánh

- Hầu, có ai vào bẩm báo gì không?

Hầu phòng: - Dạ, có một người nho sĩ

Tên gọi Lưu Bình

Quê vốn ở Bắc Ninh

Nói là bạn với quan từ trước.

Dương Lễ: - Đúng là bạn của ta rồi. Con trông bác ấy ăn mặc, có khá không?

Hầu phòng: - Khá lắm ạ! Bao nhiêu là áo, bao nhiêu là quần, bao nhiêu là khăn!

Cái áo không phải đoạn cũng chẳng phải the

Dưới thì tua mướp quét hè

Trên lại có chỉ thêu bằng rơm kim tuyến

Dương Lễ: - Thế là áo rách rồi!

Hầu phòng: - Hỏng áo nhưng được quần ạ!

Dương Lễ: - Quần bằng gì? Cấp trắng hay lụa bạch?

Hầu phòng: - Bẩm đứng xa thì con ngỡ là quần chúng nhưng đến gần thì hóa ra là cái vòi quần.

Dương Lễ: - Người có béo tốt không, con?

Hầu phòng: - Béo lắm ạ! Nhưng mà chỉ có béo mặt với hai bàn chân thôi.

Dương Lễ: - Vậy là phù rồi.

Mau ra cửa dinh

Để đón những bạn quý

(Hề hắt hơi)

- Bớ hề! Sao tao định đón bạn mà con lại hắt hơi

Dương Lễ: - Thôi truyền cấm cửa! Mời ba bà ra ông hỏi

[…] (Dương Lễ gọi ba bà vợ ra, hỏi ai đi chăm nuôi bạn Lưu Bình giúp mình. Bà cả, bà hai đều từ chối, chỉ có bà ba Châu Long nguyện đi nuôi bạn giúp chồng)

Dương Lễ: - Hầu con, mai bác Lưu Bình có vào thì con nhớ sỉ nhục(6), đuổi đi nghe con.

Hầu phòng: - Dạ! (cùng hạ)

Châu Long (mang khăn gói lên đường hát câu thiết tha):

Thiếp vâng lời chàng năn nỉ thiết tha

Ngọt ngào đầu lưỡi, mặn mà bên tai

Đi ra mắc tiếng để đời

Không đi lại sợ lòng người biết bao

Tôi há quan công lệnh(7) nào (hạ) […]

Hầu phòng: - Tôi đã bẩm với quan tôi rồi.

Lưu Bình: - Cậu bẩm cho rồi ạ?

Hầu phòng: - Quan tôi có nhận là bạn nhưng sau quan tôi nghĩ không phải là bạn. Quan quở tôi, đánh tôi đau quá. Bây giờ tôi nghĩ lai cái tình bác, tôi thương bác chưa làm nên nhưng sau này bác cũng làm nên như quan tôi […]. Hôm qua tôi bẩm cho bác nhưng quan chỉ nói với tôi rằng:

Bần cư trung thị vô nhân vấn

Phú tại sơn lâm hữu khách tầm(8)

Ông tôi làm nên thì bát vạn tri âm.

Khi sang trọng thì tam thiên bằng hữu. Ông tôi nói rằng: không phải bạn! Chẳng qua là anh thấy người sang bắt quàng làm họ đó thôi. Nhưng tôi nghĩ cái tình anh với tôi, tôi hỏi thật: anh có đói không?

Lưu Bình: - Bẩm cậu, đói ạ.

Hầu phòng: - Đói vừa, đói quá hay đói lưng chừng…

Lưu Bình: - Đói thật ạ!

Hầu phòng: - Vậy thì anh ngồi đây, để tôi vào xem có còn cơm tôi đem ra tôi cho. Đừng có mong, tôi vấp lại đồ cơm đấy (lấy cơm ra) cơm đây!

Lưu Bình: - Thương ơi,

Thuở hàn vi, nhường cơm xẻ áo

Bạn bút nghiên, một sách một đèn

Tưởng cơm sung nhớ đến lúc cháo dền

Ngồi nghĩ lại đến hai hàng lã chã

Chẳng ngờ ra lòng chim, dạ cá(9)

Thấy cơm hẩm, quả cà meo

Thà nhịn đói cầm hơi bát nước

Dạ nhưng quân tử lòng không

Sách có chữ rằng: quân tử cố cùng(10)

Công đâu giận người dưng nước lã…! […]

(Tuyển tập chèo cổ, NXB Sân khấu 1999, tr176 – 189)

Chú thích

1. Hiển vinh (từ cũ, văn chương): vẻ vang, rạng rỡ vì làm nên việc lớn, có danh vọng

2. Bằng hữu (từ cũ): bạn bè

3. Kim lan: kim: vàng, lan: hoa lan. Ý nói bằng hữu tâm đầu ý hợp

4. Hàn vi: bần tiện không có thế lực gì

5. Truân chuyên: gian nan, vất vả

6. Sỉ nhục: làm cho thấy nhục nhã, hổ thẹn

7. Công lệnh (từ cũ): công sức bỏ vào việc gì

8. Ý cả câu: nghèo ngồi giữa chợ chẳng ai hỏi/ giàu ở núi rừng có khách tìm đến

9. Lòng chim, dạ cá: bội bạc, quên nghĩa cũ

10. Quân tử cố cùng: người quân tử cùng đường

Nhân vật chính trong trích đoạn trên là ai?

Đáp án chính xác

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

A. Lưu Bình, Dương Lễ

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Những lời thoại nào được sử dụng trong trích đoạn trên?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

C. Đối thoại, độc thoại, bàng thoại

Câu 3:

Dòng nào dưới đây nhận xét đúng sự kết hợp của các lời thoại trong trích đoạn trên?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

B. Các lời thoại được kết hợp nhuần nhuyễn, hợp lí, thể hiện cảm xúc, tính cách các nhân vật và góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm

Câu 4:

 Sự việc nào khắc họa rõ nét nhân vật chính và chủ đề của tác phẩm?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

D. Dương Lễ cố tình đối xử tệ bạc với Lưu Bình nhưng vẫn ngầm nhờ Châu Long (vợ mình) chuẩn bị lên đường để giúp đỡ bạn

Câu 5:

Chữ bần là chữ làm sao/ Muộn mằn chi để anh hào tủi thân”, làn điệu hát chèo nào được sử dụng để thể hiện phần văn bản trên?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

A. Hát thảm

Câu 6:

 Bữa cơm Dương Lễ đãi Lưu Bình gồm những gì?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

C. Cơm hẩm, cà meo

Câu 7:

 Vì sao Lưu Bình coi Dương Lễ là kẻ “lòng chim, dạ cá”?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

A. Vì bị Dương Lễ đối xử bạc đãi nên Lưu Bình nghĩ Dương Lễ là kẻ bội bạc

Câu 8:

Nhận xét nào dưới đây đánh giá đúng tình cảm của Dương Lễ dành cho Lưu Bình?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

C. Tình cảm sâu sắc, khơi dậy tiềm năng trong bạn và hỗ trợ bạn thành danh

Câu 9:

Anh/chị có đồng tình với hành động của Dương Lễ trong trích đoạn này không? Vì sao?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- HS đưa ra quan điểm cá nhân: đồng tình/ đồng tình một phần/ không đồng tình và lí giải quan điểm của mình hợp lí. 

Câu 10:

 Hình tượng Lưu Bình được hiện lên qua những nét vẽ nào? Anh/chị có đồng tình với ý kiến cho rằng: với kẻ hỏng thi, không có ý chí như Lưu Bình thì không xứng đáng để nhận được sự giúp đỡ từ Dương Lễ?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Hình tượng nhân vật Lưu Bình được khắc họa qua những nét vẽ về lai lịch, ngoại hình, hoàn cảnh sống, tính cách:

+ Ngoại hình: phù thũng (mặt béo, chân béo), quần áo rách tả tơi…

+ Hoàn cảnh sống: thi trượt, tài sản cạn kiệt, đầy tớ bỏ đi, bản thân nghèo nàn, không còn nơi bấu víu nương tựa…

+ Tính cách: trước đây không tu chí học hành do nhà khá giả, khó khăn cùng quẫn tìm đến người bạn thân để giúp đỡ, cảm thấy nhục nhã, tự ái, hận bạn khi bị đối xử bạc đãi.

 - HS bày tỏ quan điểm cá nhân và diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần lập luận thuyết phục, hợp lí. Cần lưu ý những điều sau:

+ Tình cảnh thê thảm, cùng đường của Lưu Bình của hiện tại

+ Tình bạn thắm thiết của hai người trước đây

+ Trong cảnh ngộ đặc biệt, tình bạn tốt cần giúp đỡ bạn để bạn không rơi vào vực thẳm và trượt ngã.

Câu 11:

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ “Nắng đã hanh rồi (Vũ Quần Phương).

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích, đánh giá bài thơ Nắng đã hanh rồi” (Vũ Quần Phương).

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu bài thơ, tác giả

- Nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của bài thơ

- Xác định chủ đề bài thơ: khắc họa bức tranh thiên nhiên khi vào đông, đồng thời bộc lộ tình cảm của chủ thể trữ tình với người “em ở xa nhà”

- Phân tích, đánh giá chủ đề bài thơ:

+ Cảnh sắc thiên nhiên mùa đông được miêu tả qua các sự vật ở: trước sân nhà, trên mái nhà tranh, sau vườn và trên núi.

+ Tâm trạng nhớ thương, chờ mong của chủ thể trữ tình.

- Phân tích, đánh giá một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ:

+ Xây dựng hình ảnh gần gũi

+ Lời thơ nhẹ nhàng, sâu lắng

+ Sử dụng các biện pháp tu từ

- Khẳng định lại giá trị chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Những lời thoại nào được sử dụng trong trích đoạn trên?

Xem đáp án » 09/12/2024 0

Câu 2:

Dòng nào dưới đây nhận xét đúng sự kết hợp của các lời thoại trong trích đoạn trên?

Xem đáp án » 09/12/2024 0

Câu 3:

 Sự việc nào khắc họa rõ nét nhân vật chính và chủ đề của tác phẩm?

Xem đáp án » 09/12/2024 0

Câu 4:

Chữ bần là chữ làm sao/ Muộn mằn chi để anh hào tủi thân”, làn điệu hát chèo nào được sử dụng để thể hiện phần văn bản trên?

Xem đáp án » 09/12/2024 0

Câu 5:

 Bữa cơm Dương Lễ đãi Lưu Bình gồm những gì?

Xem đáp án » 09/12/2024 0

Câu 6:

 Vì sao Lưu Bình coi Dương Lễ là kẻ “lòng chim, dạ cá”?

Xem đáp án » 09/12/2024 0

Bình luận


Bình luận