Câu hỏi:
10/12/2024 141TRĂNG
Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá,
Ánh sáng tuôn đầy các lối đi.
Tôi với người yêu qua nhẹ nhẹ ...
Im lìm, không dám nói năng chi.
Bâng khuâng chân tiếc dậm lên vàng,
Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang,
Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá,
Và làm sai lỡ nhịp trăng đang
Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh,
Cho gió du dương điệu múa cành;
Cho gió đượm buồn, thôi náo động
Linh hồn yểu điệu của đêm thanh.
Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ,
Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ.
Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá!
Hai người, nhưng chẳng bớt bơ vơ.
(Thơ Xuân Diệu, NXB Giáo dục, 1993, tr. 28)
Bài thơ được viết theo thể
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
B. Bảy chữ.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ
Lời giải của GV VietJack
B. Biểu cảm
Câu 3:
Giọng điệu chủ đạo của bài thơ là
Lời giải của GV VietJack
A. Nhẹ nhàng, buồn man mác.
Câu 4:
Câu thơ nào sau đây đã sử dụng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác?
Lời giải của GV VietJack
D. Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh,
Câu 5:
Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong bài thơ.
Lời giải của GV VietJack
- Chỉ ra những từ láy trong bài thơ: nhẹ nhẹ, Im lìm, bâng khuâng, ngơ ngác, dịu dàng, du dương, lặng lẽ, bơ vơ
- Tác dụng:
+ Tạo nhạc điệu du dương, nhẹ nhàng mà tha thiết cho lời thơ
+ Làm cho hình ảnh thiên nhiên hiện lên sinh động, có hồn và gợi tả tâm trạng của chủ thể trữ tình với nỗi buồn nhẹ nhàng, man mác, đắm chìm trong cảnh sắc thiên nhiên
Câu 6:
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu thơ Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá.
Lời giải của GV VietJack
- Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa:
Đem hành động, tâm trạng của con người gán cho hoa (duyên, ngơ ngác, núp)
- Tác dụng:
+ Làm câu thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm
+ Hoa trở nên có hồn giống con người: duyên dáng, e ấp, ngây thơ
Câu 7:
Chỉ ra đặc điểm của chủ thể trữ tình “tôi” trong bài thơ.
Lời giải của GV VietJack
- Chỉ ra đặc điểm của chủ thể trữ tình “tôi” trong bài thơ:
+ Hòa mình với thiên nhiên (Cảm nhận được ánh trăng tuôn đầy, đi nhẹ nhẹ, không dám nói năng chi, sợ dẫm lên ánh trăng, sợ làm dậy tiếng vang trên con đường trăng… => Con người tinh tế, nhạy cảm, yêu, nâng niu, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên.
+ Đi bên người yêu mà vẫn có cảm giác cô đơn, bơ vơ, lạc lõng giữa cuộc đời (Hai người, nhưng chẳng bớt bơ vơ.)
Câu 8:
Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả được đặt ra trong bài thơ: cần biết trân trọng, nâng niu vẻ đẹp giản dị mà huyền diệu của thiên nhiên không? Tại sao?
Lời giải của GV VietJack
- HS nêu quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình
- Lý giải
Câu 9:
Anh/chị hãy so sánh điểm khác nhau trong mối quan hệ giữa trăng và người ở những câu thơ sau:
“Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá!
Hai người, nhưng chẳng bớt bơ vơ.”
(Trăng - Xuân Diệu)
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”
(Ngắm trăng – Hồ Chí Minh)
Lời giải của GV VietJack
- Thơ Xuân Diệu: Trăng làm cho con người ý thức rõ hơn về tâm hồn mình: bơ vơ, cô đơn, lạc lõng giữa cuộc đời
- Thơ Hồ Chí Minh: Trăng đã vượt qua song sắt nhà tù đến với Bác, đối diện đàm tâm như người bạn tri âm tri kỉ
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ sau:
Từ ngày muôn dặm phù tang,
Nửa năm ở đất Liêu Dương lại nhà.
Vội sang vườn Thúy dò la,
Nhìn xem phong cảnh, nay đà khác xưa.
Đầy vườn cỏ mọc lau thưa,
Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời…
Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.
Sập sè én liệng rường không
Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.
Cuối tường gai góc mọc đầy,
Đi về này những lối này năm xưa!
Chung quanh lặng ngắt như tờ,
Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?
(Trích Giảng văn Truyện Kiều, tác giả Nguyễn Du- Đặng Thanh Lê, NXB Giáo Dục 2006, tr 143)
* Chú thích
1. Đoạn thơ trích từ Truyện Kiều (Nguyễn Du), miêu tả tâm trạng của Kim Trọng sau khi về quê chịu tang chú, trở lại tìm Kiều thì gặp cảnh nhà cửa tiêu điều, người xưa vắng bóng
2. Câu thơ Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông. được gợi tứ từ câu Đào hoa y cựu tiếu Đông phong (Hoa đào vẫn cười với gió Đông như cũ) – Thôi Hộ.
Câu 6:
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu thơ Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá.
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 6
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 3
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 5
Đề thi giữa kì 1 lớp 11 môn Ngữ Văn có đáp án (Đề 1)
Bộ 15 đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 8
Bộ 15 đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 7
về câu hỏi!