Câu hỏi:
10/12/2024 495Lược dẫn: Sau khi bị mắc mưu Sở Khanh lừa đi trốn và bị Tú Bà bắt lại, Thúy Kiều buộc phải ra tiếp khách làng chơi. Đoạn trích sau đây nói về tâm trạng của Thúy Kiều khi sống trong hoàn cảnh ấy.
Ôm lòng đòi đoạn xa gần,
Chẳng vò mà rối, chẳng dần mà đau!
Nhớ ơn chín chữ cao sâu,
Một ngày một ngả bóng dâu tà tà.
Dặm nghìn nước thẳm non xa,
Nghĩ đâu thân phận con ra thế này.
Sân hoè đôi chút thơ ngây,
Trần cam ai kẻ đỡ thay việc mình?
Nhớ lời nguyện ước ba sinh,
Xa xôi ai có thấu tình chăng ai?
Khi về hỏi liễu Chương Đài,
Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay!
Tình sâu mong trả nghĩa dày,
Hoa kia đã chắp cành này cho chưa?
Mối tình đòi đoạn vò tơ,
Giấc hương quan luống lần mơ canh dài.
Song sa vò võ phương trời,
Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng.
(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du,
Nxb Dân Trí, Hà Nội, 2013)
Chú thích:
Sân hoè: Đời Tống Vương Hộ tự tay trồng ba cây hoè ở sân, nói rằng con cháu ta tất có người làm tam công. Sau người ta thường dùng cây hoè để chỉ con cháu.
Ba sinh: tức “tam sinh” ba kiếp, theo thuyết luân hồi là kiếp trước, kiếp này và kiếp sau
Giấc hương quan: Giấc mộng về quê nhà.
Liễu Chương Đài: Sách “Dị Văn lục” chép: Hàn Hoành đời Đường lấy người kĩ nữ là Liễu thị, khi ông đo làm quan ở xa, để vợ ở đường Chương Đài tại Trường An. Không may, kinh đô có biến, Liễu thị bị tướng giặc cướp mất. Khi loạn dẹp yên, Hàn Hoành có bài thơ gởi cho Liễu thị nói:“Chương Đài liễu, Chương Đài liễu, Tích nhật thanh thanh kim tại phủ?” tức là “Liễu ở Chương Đài, liễu ở Chương Đài, ngày nọ xanh xanh, nay có còn không?” Về sau Liễu thị lại lấy Hàn Hoành.
Xác định thể thơ của đoạn trích.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
A. Lục bát
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Trong các cụm từ sau, cụm từ nào là điển cố?
Lời giải của GV VietJack
D. Cả A và B
Câu 3:
Lời nhân vật trong đoạn trích được sử dụng theo hình thức nào?
Lời giải của GV VietJack
C. Độc thoại nội tâm
Câu 4:
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: Chẳng vò mà rối, chẳng dần mà đau?
Lời giải của GV VietJack
D. Tiểu đối
Câu 5:
Câu thơ Nhớ lời nguyện ước ba sinh/Xa xôi ai có thấu tình chăng ai? được hiểu như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
D. Cả A và C
Câu 6:
Tâm trạng chủ đạo của Thúy Kiều trong đoạn trích là:
Lời giải của GV VietJack
A. Nhớ thương
Câu 7:
Tác giả thể hiện thái độ gì đối với Thúy Kiều qua đoạn trích trên?
Lời giải của GV VietJack
B. Đồng cảm, xót thương
Câu 8:
Xác định chủ đề của đoạn trích
Lời giải của GV VietJack
Chủ đề của đoạn trích: Đoạn trích thể hiện nỗi nhớ thương, nỗi lo âu của Thúy Kiều đối với gia đình và với Kim Trọng, người đã cùng nàng đính ước trăm năm; qua đó ta thấy được nỗi khổ tâm mà Thúy Kiều đang phải chịu đựng, đồng thời cũng thấy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật.
Câu 9:
Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Thúy Kiều ở đoạn trích trên.
Lời giải của GV VietJack
Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Thúy Kiều ở đoạn trích:
- Là một người con hiếu thảo, nặng lòng vì cha mẹ
- Là một người có trách nhiệm, lo lắng cho gia đình
- Là một người con gái chung thủy, luôn hướng về người mình yêu.
Câu 10:
Anh/Chị có suy nghĩ gì về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến sau khi đọc đoạn trích?
Lời giải của GV VietJack
Suy nghĩ gì về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến sau khi đọc đoạn trích:
- Với quan điểm trọng nam khinh nữ, người phụ nữ trong xã hội phong kiến thường không có tiếng nói, không tự quyết định được cuộc đời của mình
- Là người có trách nhiệm với gia đình và thuỷ chung trong tình yêu
Câu 11:
Viết một bài văn nghị luận phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều ở đoạn trích trên.
Lời giải của GV VietJack
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều ở đoạn trích trên.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí.
Sau đây là một số gợi ý:
I. MỞ BÀI
- Giới thiệu tác giả và tác phẩm: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một kiệt tác trong nền văn học dân tộc. Đoạn trích đã cho ở đề bài thuộc phần “Gia biến và lưu lạc”, nói về tâm trạng của Thúy Kiều khi phải vào chốn lầu xanh.
- Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: Qua bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều ở đoạn trích trên.
II. THÂN BÀI
1. Hai câu thơ đầu nói lên tâm trạng rối bời, đau đớn, ngổn ngang trăm mối của Thúy Kiều.
2. Sáu câu tiếp nói về nỗi lòng của Thúy Kiều đối với cha mẹ và gia đình:
- Nỗi day dứt vì cha mẹ ngày một già yếu mà mình thì lưu lạc phương trời, không thể kề cận chăm sóc.
- Nỗi lo lắng vì hai em còn thơ ngây, sợ chưa biết lo toan việc gia đình, chăm sóc cha mẹ.
3. Bốn câu tiếp nói về nỗi lòng của Thúy Kiều đối với Kim Trọng:
- Nàng nhớ lại lời hẹn ước cùng Kim Trọng, và nỗi băn khoăn không biết Kim Trọng có hiểu cho tình cảnh phải bán mình chuộc cha, phải phụ lời thề với chàng hay không.
- Nàng cũng xót xa cho thân phận của mình, giờ không còn giữ được lòng chung thủy với Kim Trọng, phải trở thành món đồ chơi trong tay kẻ khác.
4. Hai câu thơ tiếp nói về nỗi đau đớn, băn khoăn của Thúy Kiều về việc trao duyên cho Thúy Vân: Nàng không biết Thúy Vân đã chịu kết duyên cùng Kim Trọng, để thay nàng trả nợ mối tình sâu nghĩa nặng cho Kim Trọng hay chưa.
5. Bốn câu cuối một lần nữa nhấn mạnh tâm trạng đau khổ rối bời của Thúy Kiều:
- Tình cảnh của nàng thật tội nghiệp: thui thủi vò võ một mình nơi đất khách quê người
- Ngày lại ngày, trong những giấc ngủ, luôn mơ về, nhớ về gia đình, nhớ về người yêu.
III. KẾT BÀI
- Khẳng định khái quát những nét đặc sắc về chủ đề của đoạn trích: Đoạn trích đã miêu tả một cách tinh tế và sâu sắc diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều khi phải tha hương, sống trong hoàn cảnh bất hạnh.
- Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức bài thơ: Đoạn trích đã cho ta hiểu được thân phận chìm nổi bất hạnh, nỗi lòng đau đớn rối bời của Thúy Kiều, qua đó cũng thấy được vẻ đẹp tâm hồn của nàng và tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: Chẳng vò mà rối, chẳng dần mà đau?
Câu 4:
Câu thơ Nhớ lời nguyện ước ba sinh/Xa xôi ai có thấu tình chăng ai? được hiểu như thế nào?
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 5
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 6
Bộ 15 đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 3
Đề thi giữa kì 1 lớp 11 môn Ngữ Văn có đáp án (Đề 1)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2
về câu hỏi!