Câu hỏi:
10/12/2024 326Anh ra khơi
Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng
Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên
Biển ồn ào, em lại dịu êm
Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ
Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên
Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn
Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc
Thăm thẳm nước trời, nhưng anh không cô độc
Biển một bên và em một bên
Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên
Vòm trời kia có thể sẽ không em
Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ
Cho dù thế thì anh vẫn nhớ
Biển một bên và em một bên...
Hải Phòng, 1981
(Thơ tình người lính biển, Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ máy bay,
NXB Tác phẩm mới, 1985)
* Thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm.
Tác giả:
- Trần Đăng Khoa sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958, quê tại làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam.
- Nhà thơ Trần Đăng Khoa bắt đầu sáng tác từ rất sớm, năm 8 tuổi ông đã có một số sáng tác được in trên báo. Với những tập thơ: Từ góc sân nhà em (1968); Góc sân và khoảng trời (1968); Bên cửa sổ máy bay (1986). Thơ của ông tươi trẻ, trong sáng, sắc sảo, cách viết uyển chuyển và lôi cuốn, với sức hấp dẫn riêng.
Tác phẩm:
Bài thơ được viết vào năm 1981, khi nhà thơ đang là một người lính hải quân. Bài thơ được chọn và in trong tập Bên cửa sổ máy bay (1985).
Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
D. Thơ tự do
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
Lời giải của GV VietJack
B. Nhân vật “anh”
Câu 3:
Trong bài thơ, cuộc chia tay của hai nhân vật diễn ra ở địa điểm nào?
Lời giải của GV VietJack
C. Bến cảng
Câu 4:
Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ: “Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía”?
Lời giải của GV VietJack
A. So sánh
Câu 5:
Phát biểu nào sau đây nói đúng nhất về vẻ đẹp của người lính biển trong khổ thơ thứ 4?
Lời giải của GV VietJack
A. Dù cuộc sống nơi đảo xa nhiều gian lao, khắc nghiệt nhưng người lính đảo vẫn luôn giữ vững ý chí kiên cường, quyết tâm cầm chắc tay súng bảo vệ biển đảo, bên cạnh đó là một tâm hồn lãng mạn, cháy bỏng yêu thương.
Câu 6:
Câu thơ “Biển một bên và em một bên” được điệp lại 5 lần trong bài thơ có ý nghĩa gì?
Lời giải của GV VietJack
D. Tạo nhịp điệu, khẳng định sự kiên cường bất khuất của người lính đảo, và tình yêu lứa đôi luôn hài hoà trong tình yêu tổ quốc.
Câu 7:
Hình ảnh “những vành tang trắng” trong câu thơ “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng” có ý nghĩa biểu tượng như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
A. Những nỗi đau mà đất nước đã từng trải qua không chỉ là nỗi đau thiên tai bão lũ mà còn là những mất mát của chiến tranh.
Câu 8:
Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa hai câu thơ sau: “Vòm trời kia có thể sẽ không em/Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ”?
Lời giải của GV VietJack
- Người lính có thể ngã xuống hi sinh, không còn có em và biển.
- Dù hi sinh trở về với cỏ, nhưng người lính vẫn luôn thuỷ chung nhớ về “em”, nhớ về những khoảnh khắc có ý nghĩa trong cuộc đời.
Câu 9:
Theo anh/ chị “Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên” vì những nguyên nhân nào?
Lời giải của GV VietJack
Học sinh có thể chỉ ra những nguyên nhân khác nhau, khiến “Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên”, yêu cầu diễn đạt hợp lí, sau đây là một số gợi ý:
- Vì chiến tranh, vì kẻ thù luôn gây chiến;
- Vì thiên tai khắc nghiệt;
- Vì những khó khăn thử thách…
Câu 10:
Đoạn thơ cho anh/chị cảm nhận gì về vẻ đẹp người lính biển? (Trình bày khoảng 5 - 7 dòng)
Lời giải của GV VietJack
- Hình thức: Học sinh trình bày đảm bảo hình thức một đoạn văn ngắn
- Nội dung: Bày tỏ suy nghĩ về hình ảnh người lính đang canh giữ biển đảo quê hương. Sau đây là một số gợi ý:
- Đó là người lính có tí tưởng sống cao đẹp, luôn khát khao cống hiến, bảo vệ biển trời Tổ quốc.
- Họ kiên cường đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Họ hi sinh thầm lặng để bảo vệ hải đảo xa xôi.
- Họ có vẻ đẹp tâm hồn: yêu Tổ quốc thiết tha, hài hoà tình yêu lứa đôi với tình yêu đất nước.
Câu 11:
Viết bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí được gửi gắm trong câu tục ngữ sau: “Thương người như thể thương thân”.
Lời giải của GV VietJack
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.
Viết bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí được gửi gắm trong câu tục ngữ…
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
- Giải thích (0,5đ)
+ Thương người: yêu thương người khác
+ Thương thân: yêu thương bản thân mình
→ Tư tưởng: Hãy yêu thương người khác như yêu thương chính bản thân mình
Nói cách khác, câu tục ngữ đề cao tình yêu thương của con người với con người trong cuộc sống.
- Biểu hiện của tình yêu thương giữa con người với con người:
+ Lắng nghe, thấu hiểu, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, san sẻ bớt khó khăn, nỗi buồn đau
+ Trân trọng, nâng niu, vỗ về, động viên, an ủi….
- Ý nghĩa (2 điểm)
+ Mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho những người mình yêu thương
+ Làm vơi đi những nỗi buồn, nỗi khổ đau, bất hạnh.
+ Giúp người khác vượt qua những khó khăn, hoạn nạn, tai ương, biến cố.
+ Giúp cho những số phận kém may mắn có cơ hội vươn lên trong cuộc sống
+ Mang ánh sáng chiếu rọi vào cuộc đời đen tối, thay đổi cuộc đời cho họ
+ Tạo động lực, niềm tin cho mỗi người vào cuộc sống
+ Làm cho người gần người hơn, xã hội nhân văn hơn….
- Bài học:
+ Nhận thức: ý nghĩa sâu sắc của tình yêu thương
+ Hành động: yêu thương trong từng hành động, lời nói, cử chỉ…
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Trong bài thơ, cuộc chia tay của hai nhân vật diễn ra ở địa điểm nào?
Câu 3:
Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ: “Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía”?
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây nói đúng nhất về vẻ đẹp của người lính biển trong khổ thơ thứ 4?
Câu 5:
Câu thơ “Biển một bên và em một bên” được điệp lại 5 lần trong bài thơ có ý nghĩa gì?
Câu 6:
Hình ảnh “những vành tang trắng” trong câu thơ “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng” có ý nghĩa biểu tượng như thế nào?
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 5
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 10
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 6
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2
Đề thi giữa kì 1 lớp 11 môn Ngữ Văn có đáp án (Đề 1)
về câu hỏi!