Câu hỏi:

10/12/2024 444

 Trình bày suy nghĩ về câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập tháng 5/1950:

“ Học với hành phải đi đôi.”

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

Sách đề toán-lý-hóa Sách văn-sử-địa Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách trên cơ sở  những gợi ý sau:

- Giải thích:

+ Học: quá trình tiếp nhận, lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm từ sách vở và thực tiễn.

+ Hành: quá trình vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã học vào trong cuộc sống.

→ Câu nói khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa học và hành.

- Bàn luận: 

+ Câu nói thể hiện một phương châm giáo dục, một phương pháp học tập đúng đắn, cần thiết và quan trọng:

• Học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu sâu vấn đề, gây hậu quả lãng phí; kiến thức chỉ là lí thuyết suông.

• Hành mà không học lí thuyết thường có kết quả thấp hoặc thất bại.

• Học “đi đôi” với hành giúp cho nhận thức và hành động của con người có tính thống nhất, bổ sung cho nhau; làm cho cái ta học được trở nên sâu sắc và vững chắc; hành động của ta có cơ sở khoa học; việc học sẽ trở nên thú vị, không nhàm chán…..

- Phản đề: 

+ Phê phán lối học sai lầm (học chuộng hình thức chỉ chú trọng kiến thức chứ không quan tâm áp dụng vào thực tiễn, học theo xu hướng, học vì ép buộc…..)

- Bài học:

+ Nhận thức tầm quan trọng của phương pháp học đi đôi với hành.

+ Xác định đúng đắn động cơ, mục đích học tập; biến việc học thành nhu cầu tự thân.

+ Xây dựng được cách học và hành phù hợp với bản thân……..

d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Biện pháp tu từ nào góp phần tạo nên nhạc điệu cho khổ thơ (1)?

Xem đáp án » 10/12/2024 567

Câu 2:

Theo khổ thơ (2), chúng ta nên đối mặt với nỗi buồn như thế nào?

Xem đáp án » 10/12/2024 0

Câu 3:

 Xác định cách gieo vần của khổ thơ (4).

Xem đáp án » 10/12/2024 0

Câu 4:

Nêu tác dụng của hình ảnh vỏ buồn trong dòng thơ in đậm:

Hãy tách đôi vỏ buồn

Tìm chồi nhân hi vọng

Giữa ánh dương vừa mọc

Bàn tay gieo nhẹ nhàng.

Xem đáp án » 10/12/2024 0

Câu 5:

Việc lặp lại của khổ thơ (1) và khổ thơ (8) có ý nghĩa gì?

Xem đáp án » 10/12/2024 0

Câu 6:

Thông điệp ý nghĩa nhất bạn rút ra được từ bài thơ là gì? Lí giải.

Xem đáp án » 10/12/2024 0

Bình luận


Bình luận